(Chuyên mục giáo dục)Đề xuất đưa Luật nhà giáo vào chương trình nghị sự của Quốc hội

No Comments

Chiều 31/5, trong phiên thảo luận về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, đại biểu Ngô Thị Minh - Phó chủ nhiệm Uỷ ban văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, đề xuất sớm đưa Luật nhà giáo lên bàn nghị sự của Quốc hội.

Bà cho biết, Luật nhà giáo được đặt ra từ chỉ thị 40 của Ban bí thư vào năm 2004, Nghị quyết của Quốc hội năm 2008 cũng đề cập đến. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng nhà giáo cũng là viên chức mà đã có Luật viên chức rồi nên Luật nhà giáo bị rút khỏi chương trình.

Trong khi đó, thời gian qua có gần 200 văn bản quy định và điều chỉnh chính sách đối với nhà giáo, dẫn đến những bất cập chồng chéo và quy định hiện hành không thể giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống.

"Trước áp lực giảm biên chế trong bộ máy nhà nước, tôi cho rằng nhà giáo là nghề đặc thù. Họ không là công chức, viên chức, họ là nhà giáo, vì thế danh dự và chính sách tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, đãi ngộ phải có luật điều chỉnh", bà Minh nói và cho rằng, việc có Luật nhà giáo cũng giúp đảm bảo môi trường làm việc dân chủ, bình đẳng cả trong các cơ sở giáo dục.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé cũng đồng tình với đề nghị đưa Luật Nhà giáo vào chương trình xây dựng luật pháp lệnh năm 2018, để đáp ứng kịp thời những thay đổi của ngành giáo dục.

de-xuat-dua-luat-nha-giao-vao-chuong-trinh-nghi-su-cua-quoc-hoi

Đại biểu Ngô Thị Minh.

Đề xuất nâng nghị định về đối tác công tư lên thành Luật, bà Ngô Thị Minh phân tích, riêng trong lĩnh vực giáo dục, người dân mong muốn có quy định để kiểm soát việc đầu tư, cơ sở vật chất và đội ngũ nhà giáo của của các cơ sở ngoài công lập có tương thích với mức học phí họ đóng hay không.

"Luật đối tác công tư không chỉ giúp giải quyết những vấn đề về kinh tế mà còn làm căn cứ pháp lý để điều chỉnh các bất cập khác. Ví dụ, đây sẽ là căn cứ để trả lời các cơ sở giáo dục ngoài công lập hoạt động vì lợi nhuận hay không phi lợi nhuận", bà Minh nói.

Theo bà, thực tế không ít cơ sở đào tạo ngoài công lập phải tự chủ về tài chính, dựa vào nguồn học phí của người học. Nhiều gia đình gửi con ở đây điều kiện khó khăn, không nhận được sự hỗ trợ nào từ nhà nước trong khi Luật trẻ em quy định mọi trẻ em phải được bình đẳng về cơ hội học tập. "Nếu có Luật đối tác công tư thì vấn đề sẽ được tháo gỡ", bà nói.

Chuyên trang mang đến những thông tin giáo dục nóng nhất tại Việt Nam. Chúc các bạn một ngày tốt lành!

0 nhận xét

Đăng nhận xét