(Chuyên mục giáo dục)3 quan điểm giáo dục 'chẳng giống ai' của hiệu trưởng FUNiX

No Comments

Là một trong 13 người đầu tiên sáng lập Tập đoàn FPT, Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam được xem là một trong những "dị nhân" của tập đoàn. Cho rằng đào tạo đại học theo hình thức truyền thống không mang lại hiệu quả cao, ông đứng ra thành lập trường ở Việt Nam với những quan điểm giáo dục rất mới.

Ngay từ khi chưa thành lập FUNiX, ông đã không tin vào quan điểm “sinh viên không thích tự học”. Theo ông, học là bản năng tự nhiên có sẵn trong mỗi người. Sở dĩ mọi người không học là do phương pháp dạy chưa thích hợp, hình thức đào tạo theo kiểu thầy giảng trò nghe đã ăn sâu vào nhận thức của nhiều người. Do vậy, khi đi làm, nhất là làm việc với các đối tác nước ngoài, không ít bạn trẻ nhận ra mình đã bỏ nhiều cơ hội vì không dám mạnh dạn đặt câu hỏi và thể hiện bản thân.

“Tôi tin rằng, chúng ta có thể xây dựng giáo trình dành cho sinh viên đại học, thạc sĩ hay cả tiến sĩ dựa vào tài liệu đã có trên Internet. Mỗi mentor sẽ truyền đạt kiến thức qua những công cụ mới chứ không nhất thiết phải bám theo sách giáo khoa được biên soạn phổ thông”, Tiến sĩ Nam chia sẻ.

Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam

Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam - người sáng lập ra đại học trực tuyến đầu tiên của Việt Nam.

Với quan điểm này, ngay từ khi thành lập trường, thay vì thuê người soạn hay mua giáo trình từ bên ngoài, toàn bộ chương trình học của FUNiX được các chuyên gia của trường xây dựng dựa trên nguồn tài liệu mở (MOOC). Đây là những tài liệu chuyên ngành về Công nghệ thông tin của các trường đại học, học viện hàng đầu trên thế giới chuyên đào tạo lĩnh vực này.

Tuy nhiên, thay vì chỉ copy nguyên bản tài liệu của các trường, FUNiX đã hệ thống lại thành một bài bản.

Có chương trình rồi, khi đăng ký học online tại trường, thay vì ngày ngày phải lên giảng đường và học bài theo kiểu thầy giảng trò nghe thì sinh viên của FUNiX phải tự chủ động hoàn toàn trong việc học. Từ việc sắp xếp thời gian, chọn chứng chỉ học đến thời gian học đều do sinh viên quyết định.

Với 8 chứng chỉ, sinh viên có thể chọn học bất kỳ chứng chỉ nào cảm thấy cần thiết cho bản thân, và có thể hoàn thành nhanh hay chậm do mình quyết định. Học xong 3 chứng chỉ đầu tiên, sinh viên được nhận vào làm việc tại FPT Software theo thỏa thuận đã ký kết giữa trường với công ty này.

Thay vì để sinh viên "tự bơi", trường xây dựng hệ thống với hơn 500 người. Họ là những chuyên gia công nghệ hàng đầu của các tập đoàn, công ty công nghệ lớn trong và ngoài nước. Khi gặp khó khăn trong việc học hay công việc chuyên ngành, sinh viên đều có thể chia sẻ với các mentors để được hỗ trợ, giúp đỡ.

Với kinh nghiệm và kiến thức thực tế cũng như mối quan hệ của mình, ngoài việc hỗ trợ sinh viên học tập, nhiều mentors của trường đã hỗ trợ sinh viên tìm kiếm những cơ hội công việc tốt cũng như định hướng cụ thể cho việc học tại trường.

Sau một năm đi vào hoạt động, FUNiX hiện có gần 1.000 sinh viên đến từ 62 tỉnh thành và 13 quốc gia. Sinh viên lớn tuổi nhất đã 76, còn nhỏ nhất chỉ mới 13. Không chỉ để lấy bằng đại học, nhiều học viên đã là tiến sĩ, thạc sĩ thậm chí có hơn 30 năm kinh nghiệm làm việc công nghệ vẫn theo học tại trường để cập nhật kiến thức.

Sau khi tích lũy đủ 8 chứng chỉ của chương trình học, sinh viên sẽ trở thành Kỹ sư Công nghệ thông tin và nhận bằng đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận.  

Ngọc Anh

Chuyên trang mang đến những thông tin giáo dục nóng nhất tại Việt Nam. Chúc các bạn một ngày tốt lành!

0 nhận xét

Đăng nhận xét