9,4 triệu học sinh trung học ở Trung Quốc bắt đầu kỳ thi tuyển sinh đại học toàn quốc (gaokao) vào thứ tư tuần này. Theo Tân Hoa Xã, cuộc cạnh tranh để có thể đặt chân vào các trường đại học hàng đầu rất khốc liệt. Nhà chức trách vẫn ráo riết tìm mọi biện pháp để đảm bảo tính công bằng cho kỳ thi. Kể từ năm ngoái, có thể bị coi là tội phạm hình sự.
Ở Trung Quốc, gaokao được xem là nhất, có thể xây dựng hoặc phá vỡ tương lai của một người trẻ tuổi. Nó cũng là một sân chơi giúp san bằng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo.
Bài viết trên South China Morning Post ngày 8/6 giải thích tầm quan trọng của kỳ thi đại học Trung Quốc, lịch sử và những tranh cãi xung quanh nó.
Lý do gaokao là cánh cổng sinh tử
Gaokao, nghĩa đen là "bài kiểm tra lớn", là cách gọi tắt của kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia, nhằm kiểm tra trình độ học vấn cho hầu hết học sinh tốt nghiệp trung học muốn bước chân vào cánh cổng đại học.
Kỳ thi tiêu chuẩn này lần đầu tiên được nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tổ chức năm 1952 nhưng tạm ngừng sau 14 năm. Chủ tịch Mao Trạch Đông tuyên bố thanh thiếu niên có học vấn phải xuống vùng nông thôn để học hỏi từ những người nông dân. Cho đến năm 1977, khi cuộc cách mạng văn hóa thảm khốc chấm dứt, kỳ thi được khôi phục.
Hạn chế tuổi tác bị loại bỏ vào năm 2001, do đó bất kỳ ai có bằng tốt nghiệp trung học đều có thể tham dự gaokao. 10,5 triệu thí sinh là kỷ lục được ghi nhận năm 2008. Tuy nhiên, con số này giảm dần kể từ đó.
Gần 7.000 thí sinh Trung Quốc tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học ngành mỹ thuật vào tháng 2/2016 ở thành phố Tế Nam. Ảnh: Getty Images |
Kỳ thi bao gồm ba môn bắt buộc - tiếng Trung, toán, tiếng Anh, và một môn tự chọn thuộc lĩnh vực tự nhiên hoặc xã hội. Toàn bộ kỳ thi kéo dài 9 tiếng trong hai ngày bắt đầu từ 7/6. Một số trường hợp cá biệt là học sinh dân tộc thiểu số sẽ phải thi bằng ngôn ngữ của mình vào ngày 9/6.
Kỳ thi được xem là thời điểm quan trọng đối với học sinh trung học bởi điểm số quyết định phần lớn cuộc đời của các em. Điểm số đó là căn cứ để vào đại học, học trường nào, đồng nghĩa với nghề nghiệp nào đang chờ đón. Kết quả càng tốt, học sinh được cho là sẽ có tương lai tươi sáng hơn với địa vị xã hội cao, sự giàu có và thậm chí quyền lực.
Đối với hầu hết người Trung Quốc, đặc biệt là những người có nền tảng không tốt, chịu nhiều thua thiệt, điểm số cao trong kỳ thi gaokao là phương tiện duy nhất để đổi đời.
"Đó là một con đường rất hẹp, nhưng là cách duy nhất giúp tôi rời khỏi vùng quê này và bước ra ngoài thế giới. Gaokao mang đến nhiều cơ hội cho những đứa trẻ ở cả khu vực nông thôn và thành thị. Nếu như không có nó, hàng triệu đứa trẻ xuất thân thấp kém như tôi sẽ không có bất cứ niềm hy vọng nào", Y Minhong - nhà sáng lập cơ sở giáo dục ngôn ngữ New Oriental Education cho biết.
Phụ huynh tân sinh viên và ngủ trên chiếu trải trong phòng tập thể dục tại Đại học Sư phạm Hoa Trung ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc ngày 7/9/2013. Ảnh: Reuters |
Học sinh và phụ huynh đối mặt với gaokao như thế nào?
Học ngày học đêm, học vào mọi thời khắc có thể là cách nhiều người chọn lựa. Rất nhiều học sinh hoàn thành chương trình trung học từ năm thứ hai và dành cả năm cuối chuẩn bị cho kỳ thi sinh tử. Tại trường trung học Hành Thủy ở tỉnh Hà Bắc, nơi mỗi năm có hơn 100 học sinh được chấp nhận vào các đại học uy tín như Bắc Kinh và Thanh Hoa, các em được truyền sắt qua tĩnh mạch khi học bài với niềm tin cải thiện khả năng tập trung. Các nữ sinh được cấp thuốc tránh thai để trì hoãn chu kỳ kinh nguyệt đến sau khi kỳ thi kết thúc.
Các phụ huynh thậm chí còn lo lắng hơn sĩ tử gấp nhiều lần. Họ đặt khách sạn gần điểm thi để con có thể nghỉ ngơi giữa hai buổi thi hoặc tránh bị tắc nghẽn giao thông trong giờ cao điểm buổi sáng.
Mặc dù chính quyền địa phương đặc biệt hỗ trợ gaokao - sự kiện quan trọng đối với cả nước bằng cách hạn chế giao thông gần điểm thi, vẫn có trường hợp phụ huynh quá lo lắng như ở An Huy, Giang Tô và Sơn Đông - chặn đường vì sợ những ôtô đi qua sẽ ảnh hưởng đến phần nghe trong bài thi môn tiếng Anh.
Xe cảnh sát dọn đường cho sĩ tử đến điểm thi. Ảnh: Reuters |
Trong những đêm của đợt thi gaokao, các vũ công tự nguyện ngừng tập luyện. Các công trình xây dựng cũng tạm ngưng để các thí sinh được yên tĩnh. Một số bà mẹ mặc sườn xám đến điểm thi đợi con với hy vọng trang phục truyền thống này sẽ mang lại may mắn.
Nhiều tranh cãi xoay quanh kỳ thi
Sự và quá coi trọng điểm số trong kỳ thi gaokao đã bị chỉ trích trong thời gian dài vì đặt học sinh, thậm chí giáo viên và phụ huynh dưới áp lực không cần thiết.
Chỉ tiêu tuyển sinh đại học được phân bố cho từng tỉnh hoặc thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải, dựa trên đăng ký hộ khẩu của thí sinh, dẫn đến các chính sách địa phương cấm sinh viên nơi khác chuyển đến tham dự kỳ thi trong khu vực.
Điều này dẫn đến làn sóng phản đối từ các gia đình lao động nhập cư. Họ yêu cầu cho con tham gia kỳ thi, được xem xét để tuyển sinh vào Bắc Kinh và Thượng Hải. Mặt khác, kế hoạch phân bố chỉ tiêu tuyển sinh nhằm thúc đẩy công bằng giáo dục cho các tỉnh phía tây lại không được phụ huynh ở Giang Tô, Chiết Giang và Hồ Bắc đồng tình.
Chuyên trang mang đến những thông tin giáo dục nóng nhất tại Việt Nam. Chúc các bạn một ngày tốt lành!
0 nhận xét
Đăng nhận xét