(Chuyên mục giáo dục)Thí sinh TP HCM hứng thú với đề Văn lớp 10

No Comments

10h, trống báo hiệu hết giờ làm bài môn Ngữ văn vang lên tại điểm thi THCS Đống Đa (quận Bình Thạnh). Khá đông thí sinh rời phòng thi với vẻ mặt hớn hở vì đề bài "dễ thở". Các em đánh giá đề bám sát chương trình, câu hỏi rõ, dễ hiểu.

thi-sinh-tp-hcm-hung-thu-voi-de-van-lop-10

Thí sinh trao đổi sau giờ thi môn Ngữ văn tại trường THCS Đống Đa (quận Bình Thạnh). Ảnh: Mạnh Tùng.

Phạm Thị Phương Thảo (trường THCS Rạng Đông) cho rằng, điểm thú vị nhất của đề nằm ở câu số 2 (3 điểm), yêu cầu thí sinh viết bài văn ngắn để trả lời cho câu hỏi "Tuổi trẻ có cần sống khác biệt?".

Thảo cho rằng, dạng câu hỏi và nội dung không nhiều bất ngờ, song yêu cầu của đề bài tạo "đất" cho thí sinh được thể hiện quan điểm. "Em viết rất sướng tay, một mạch là xong câu này", nữ sinh hào hứng kể.

Tại điểm thi THCS Lê Quý Đôn (quận Thủ Đức), đa số thí sinh cũng cho rằng đề Văn khá hay, đặc biệt ở câu nghị luận xã hội.

"Theo em, tuổi trẻ không nên sống quá khác biệt, bởi sẽ dẫn đến sống tách biệt, sống ảo và không hoà đồng với mọi người", Trương Ngọc Ánh (trườngTHCS Lê Quý Đôn) nêu quan điểm và cho biết em chỉ mất 30 phút để làm xong câu này.

Đồng tình với Ánh, Hoàng Hữu Tài (trường THCS Trương Văn Ngư) nói rằng, giới trẻ phải biết nghĩ tới chung của cộng đồng. "Câu hỏi rất gần gũi, giúp em thoải mái bày tỏ quan điểm", Tài chia sẻ.

thi-sinh-tp-hcm-hung-thu-voi-de-van-lop-10-1

thi-sinh-tp-hcm-hung-thu-voi-de-van-lop-10-2

Đề thi môn Ngữ văn, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại TP HCM. Ảnh: Thảo Ly.

Theo thầy Hoàng Long Trọng (giáo viên Văn, trường THCS Văn Lang, quận 1), đề Văn năm nay tập trung vào kiến thức trọng tâm trong chương trình THCS, có lồng ghép các kiến thức xã hội liên quan đến nhận thức, mang tính giáo dục cao.

Đề có tính phân hóa cao, học sinh trung bình có thể đạt 5-6 điểm, song để lấy 8-9 điểm thí sinh cần có kiến thức sâu rộng, khả năng cảm thụ tốt. Đề bài đã cho thí sinh thể hiện chính kiến, suy nghĩ và những quan sát của họ về thế giới xung quanh.

Đặc biệt, câu 2 về nghị luận xã hội đánh mạnh vào tâm lý của chính thí sinh. "Với câu này, các em phải nhìn nhận, đánh giá về lối sống của giới trẻ đối với sự phát triển của xã hội, từ đó đưa ra quan điểm có hay không sự cần thiết sống khác biệt", thầy Trọng chia sẻ.

Ngoài ra, câu 3 về nghị luận văn học cũng có nhiều đổi mới khi cho thí sinh được lựa chọn một trong 2 câu.

Câu đầu tiên về trích đoạn trong bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" khá gần gũi, tập trung về tình yêu quê hương. Trong khi đó, câu hỏi về tác phẩm "Đi muôn dặm đường" tạo hướng đi khá mới mẻ và cởi mở.

"Đây là kiểu đề sáng tạo, đào sâu vào năng khiếu, phù hợp với lựa chọn của học sinh giỏi, có năng khiếu văn học", ông Trọng nhận xét.

Chiều nay, thí sinh tiếp tục với môn Ngoại ngữ, bắt đầu làm bài từ 14h.

Mạnh Tùng - Thảo Ly - Hồng Phúc

Chuyên trang mang đến những thông tin giáo dục nóng nhất tại Việt Nam. Chúc các bạn một ngày tốt lành!

0 nhận xét

Đăng nhận xét