Thứ ba, 29/11/2016 | 09:33 GMT+7
|
Thứ ba, 29/11/2016 | 09:33 GMT+7
Trả lời một cách khôn khéo, đưa suy nghĩ thật của mình vào bài kiểm tra mà không cần biết hàm ý câu hỏi... là cách giúp nhiều học sinh để lại ấn tượng với giáo viên.
Thứ ba, 29/11/2016 | 09:33 GMT+7
|
Thứ ba, 29/11/2016 | 09:33 GMT+7
Trả lời một cách khôn khéo, đưa suy nghĩ thật của mình vào bài kiểm tra mà không cần biết hàm ý câu hỏi... là cách giúp nhiều học sinh để lại ấn tượng với giáo viên.
Suy luận logic của một học sinh: Giới hạn của hàm f(x)= 1/(x- 8) khi x tiến dần đến 8 là vô cùng (giống số 8 nằm ngang) thì giới hạn của hàm f(x)=1/(x-5) là... số 5 nằm ngang.
Câu hỏi: Có 4 con ma. Sau đó, một con ma bay đi, hỏi còn lại bao nhiêu con?
Học sinh trả lời: Không còn con ma nào bởi vì ma không có thật.
Cách nối của học sinh trong câu hỏi nối các dữ kiện ở hai cột với nhau cho phù hợp khiến giáo viên không biết phải chấm điểm như thế nào.
Câu hỏi yêu cầu đưa ra 10 từ mà bạn có thể đánh vần đúng và học sinh rất thông minh khi viết lại đúng những từ trên đề bài.
Với câu hỏi "Chúng ta gọi khoa học phân loại sinh vật sống là gì", học sinh dứt khoát trả lời "Đó là phân biệt chủng tộc".
Khi được yêu cầu điền động từ cho câu hỏi "Bạn thích làm điều gì với bạn bè và gia đình bạn", học sinh này phớt lờ những gợi ý như "nhảy", "bơi" và dùng động từ "rời khỏi" để thể hiện mong muốn thật của mình.
Bài toán yêu cầu điền dấu nhỏ hơn hoặc lớn hơn ()vào chỗ trống nhưng học sinh rất sáng tạo khi coi hai dấu này chỉ là dấu ngoặc và cái cần điền là chữ "or" bên trong.
Học sinh này giải thích kết quả của phép căn bậc ba bằng một chiếc máy toán học và được cô giáo nhận xét "hình vẽ rất đẹp".
Trong bài tập điền vào chỗ trống để hoàn thành câu, học sinh đã rất thông minh khi đưa ước muốn ngay lúc đó của mình áp dụng vào bài "Tôi hy vọng tôi sẽ không bị điểm F".
Thanh Tâm (theo Bored Panda)
0 nhận xét
Đăng nhận xét