Ngày 30/9, GS.TS Nguyễn Đông Phong - Hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP HCM - cho biết trường đã được Thủ tướng đồng ý về mặt chủ trương trở thành đại học vùng, tại buổi công bố chiến lược phát triển của trường. Đề án chi tiết sẽ được trường trình phê duyệt trong năm 2019. 

Khi có đại học vùng mang một tên gọi khác, Đại học Kinh tế TP HCM sẽ trở thành trường đại học "con" trực thuộc, bên cạnh một số trường, khoa khác. Đại học Kinh tế TP HCM hiện có 30.000 người học ở tất cả các bậc, loại hình đào tạo. 

dai-hoc-kinh-te-tp-hcm-muon-tro-thanh-dai-hoc-vung

Tân sinh viên Đại học Kinh tế TP HCM nhập học. Ảnh: Mạnh Tùng

Trong giai đoạn 2016-2021, trường sẽ nâng cao chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế, phát triển trường theo định hướng trường đại học nghiên cứu.

"Chúng tôi sẽ triển khai chương trình quốc tế cho bậc cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ và tăng số lượng luận án tiến sĩ có thể công bố quốc tế. Trường đặt mục tiêu tăng dần số bài công bố trong nước và quốc tế", ông Phong nói và cho biết Đại học Kinh tế TP HCM sẽ nghiên cứu để vận dụng mô hình đại học vùng trong tổ chức bộ máy nhà trường.

Hiện, Việt Nam có hai đại học quốc gia, gồm Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP HCM; ba đại học vùng là Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng.

Mạnh Tùng

Chuyên trang mang đến những thông tin giáo dục nóng nhất tại Việt Nam. Chúc các bạn một ngày tốt lành!
Read More

Có 3 cấp độ phát âm tiếng Anh:

Cấp độ 1: Người bản xứ không hiểu bạn nói gì. Bạn nói sai âm hoặc sai trọng âm.

Cấp độ 2: Người bản xứ có thể hiểu bạn nói, nhưng phải tập trung.

Cấp độ 3: Người bản xứ có thể hiểu bạn dễ dàng, phát âm tiếng Anh của bạn rõ ràng và trôi chảy.

Thế nào là cấp độ 3?

Chỉ có 2 chất giọng tiếng Anh phổ biến trên thế giới:

- Phát âm Anh - Mỹ (GenAm)

- Phát âm Anh - Anh (RP – received pronunciation)

Nếu bạn phát âm tiếng Anh - Mỹ hoặc Anh - Anh sẽ dễ hiểu với cả người bản xứ lẫn không bản xứ. Lý do là hai chất giọng (accent) này được sử dụng phổ biến trên TV, phim ảnh và trong giáo trình tiếng Anh.

the-nao-la-phat-am-tieng-anh-tot

Quang và người bạn thân Emmanuel.

Một điều thú vị là không phải tất cả người nói tiếng Anh bản xứ nào (nơi tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức) đều phát âm tiếng Anh - Mỹ hoặc Anh - Anh. Hồi mới sang Mỹ, mình ở cùng phòng với một sinh viên đến từ Nigeria, nơi tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức. Anh bạn thi TOEFL iBT được 98 điểm và nói accent tương đối nặng. Anh chàng cũng gặp một chút khó khăn khi mới đến Mỹ để thích nghi với kiểu phát âm Anh - Mỹ.

Bạn cần nói tiếng Anh - Mỹ hoặc Anh - Anh chuẩn tới cỡ nào?

Phát âm tiếng Anh của bạn có thể vẫn dễ hiểu, kể cả khi bạn có chút V-lish. Nhưng nếu accent của bạn càng nặng, người nước ngoài càng gặp nhiều khó khăn để hiểu bạn. 

Tất nhiên, không phải lỗi phát âm tiếng Anh nào cũng tai hại giống nhau. Nói một vài âm tiếng Anh hơi khác so với phát âm chuẩn có thể không phải là thảm họa. Những lỗi phát âm nghiêm trọng nhất bao gồm:

- Bạn cố gắng nói quá nhanh vì nghĩ nghe sẽ giống người bản xứ.

- Bạn nuốt âm (lie thay vì like).

- Bạn nhấn sai trọng âm (inNOcent thay vì INnocent).

Nguyễn Xuân Quang

Chuyên trang mang đến những thông tin giáo dục nóng nhất tại Việt Nam. Chúc các bạn một ngày tốt lành!
Read More
Nữ sinh bị nạn khi vừa tan trường. Ảnh: Văn Trăm

Nữ sinh bị nạn khi vừa tan trường. Ảnh: Văn Trăm

Trưa 30/9, Phương Dung (13 tuổi, nữ sinh trường THCS Tân Phú, thị xã Đồng Xoài) cùng nhóm bạn lấy xe đạp điện ra về. Khi cách cổng trường khoảng 100 m, Dung bị bóng đèn cao áp rớt trúng ngay đầu.

Nữ sinh ngã xuống đường, máu me túa ra do mảnh vỡ của bóng đèn ghim vào. Em được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Bình Phước cấp cứu. 

Các bác sĩ cho biết, nữ sinh phải khâu khá nhiều mũi, nhất là ở vùng trán phía trước. "Với tình trạng chấn thương, em phải mất vài ngày nằm lại bệnh viện điều trị", bác sĩ bệnh viện nói.

Theo một số bạn bè chung lớp, lúc xảy ra vụ việc gió mạnh, mưa như trút nước.

Văn Trăm

Chuyên trang mang đến những thông tin giáo dục nóng nhất tại Việt Nam. Chúc các bạn một ngày tốt lành!
Read More

Một nhóm nhà giáo dục và giáo viên đã thảo luận, đưa ra lời khuyên để giúp sinh viên học tập tốt hơn. Business Insider (Mỹ) đã tóm tắt và tổng kết thành 9 cách, đăng tải vào ngày 22/9.

Tắt các phiền nhiễu

Khi bạn đang học, hãy tắt tất cả phiền nhiễu. Tắt nhạc, không nhắn tin, không kiểm tra mạng xã hội. Bạn cần tập trung hoàn toàn vào tài liệu ở trước mặt.

Nếu đang ngân nga hát theo nhạc, nhắn tin với bạn bè, kiểm tra mạng xã hội, bạn sẽ không học được gì. "Tôi có những học sinh đến gặp nhiều lần và phàn nàn học trong nhiều giờ nhưng vẫn không hiểu bài. Lý do thường là các phiền nhiễu”, giáo sư Don Slish chia sẻ. 

Tìm kiếm một cách để giúp thế giới

Xã hội chúng ta ngày nay cực kỳ giỏi trong việc mang đến cơ hội cho những cá nhân. Với công nghệ kỹ thuật số và truyền thông hiện đại, ý tưởng và sản phẩm có thể truyền đi nhanh chóng hơn bao giờ hết. Với những ý tưởng đúng đắn và thực hiện vững chắc, bất kỳ ai cũng có thể nhanh chóng giúp đỡ rất nhiều người khác trên hành tinh này. 

"Hãy tự hỏi nếu những gì đang làm thành công ngoài mơ ước điên cuồng nhất của mình, bạn đã có đóng góp đáng kể gì cho người khác? Nếu không có, hãy tiếp tục tìm kiếm cái gì khác để làm. Ngược lại, bạn đang không thể hiện đầy đủ tiềm năng của bản thân”, Andrew Ng, giám đốc khoa học tại Baidu, chủ tịch Coursera, chia sẻ. 

Hỏi nhiều 

“Là sinh viên, hãy hỏi thật nhiều. Hiểu lý do tại sao bạn đang học, liên hệ với cuộc sống thực tế, có được một số trải nghiệm thực tế. Điều này được áp dụng cho tất cả ngành học. Đừng ghi nhớ nó một cách mù quáng. Hãy tạo một hình ảnh về sự kiện. Nếu hữu hình, hãy thử nó. Trong lúc tồi tệ nhất, bạn nghĩ có thể xảy ra được điều gì?”, Parthiban Pandiyan, phó giáo sư về kỹ sư không gian, nói.

Đừng chờ đợi các lớp học để kích thích sự quan tâm của mình; hãy tìm hiểu những gì thú vị từ chúng. 

“Hãy nhìn vào các tài liệu và cố gắng suy luận tại sao ai đó từng nghĩ nó tuyệt vời. Hãy tiếp cận theo cách đó. Bạn sẽ nhận ra rằng các tài liệu dễ dàng để học hơn (bạn không phải “nhớ” những điều thú vị mà sẽ tự động ghi nhớ chúng) và thú vị hơn nhiều” - Richard Muller, giáo sư vật lý tại Đại học California, Berkeley, tác giả cuốn “Now, The Physics of Time”, chia sẻ.

Mạng lưới

“Quan trọng hơn tất cả lớp học bạn tham dự là những người bạn. Hãy làm quen với nhiều bạn. Điều này liên quan chặt chẽ đến những thành công trong tương lai. Những người bạn ở trường là những nhà quản lý, doanh nhân, người điều khiển tương lai. Bạn sẽ nhận ra điều đó khi tìm kiếm một công việc, hoặc tự xây dựng công việc riêng của mình. Không chỉ là mạng lưới an toàn cho bạn, nó còn là kho báu tuyệt vời”, David Weisser, chuyên viên nhân sự, chia sẻ.

Đừng dựa vào bằng tốt nghiệp quá nhiều

“Đừng dựa vào bằng tốt nghiệp quá nhiều. Có thể nó liên quan đến tương lai của bạn nhưng cũng có thể thấy mình làm việc trong một ngành hoàn toàn khác”, Ramona Jar, huấn luyện viên tự do, chia sẻ. 

Tham gia các khóa học, đọc nhiều sách càng tốt

“Làm việc chăm chỉ và thông minh. Tập trung và không lãng phí thời gian. Thời gian là tài nguyên mà chúng ta không thể lấy lại. Hãy giữ lời. Đúng giờ sẽ được tôn trọng”, Ramona Jar nói. 

9-cach-giup-sinh-vien-hoc-tot-hon

Bạn không nên dựa vào bằng tốt nghiệp của mình quá nhiều. Ảnh: Reuters.

Đừng so sánh bản thân với người khác

“Mỗi cá nhân là duy nhất và có mục đích riêng. Đừng so sánh cuộc sống của bạn với người khác. Thay vào đó, hãy so sánh cuộc sống của bạn với quá khứ để xem đã cải thiện bản thân thế nào?”, Ghany Hanifan M, 5 năm kinh nghiệm làm giáo viên nói.

Đặt mục tiêu rõ ràng và chiến lược để đạt được

Đặt các mục tiêu rõ ràng, bạn phải biết những gì bạn muốn. Khi biết những gì bạn muốn, hãy tìm ra cách để đạt được nó. Sử dụng kiến thức thu được để phát triển một chiến lược tốt, bằng cách suy nghĩ sâu sắc về những kiến thức bạn đã được tìm thấy.

"Hãy nhớ rằng, chiến lược không phải là kế hoạch. Kế hoạch là hành động của từng bước. Chiến lược là kế hoạch đa diện được tạo nên bởi kiến thức để dự đoán và phản ứng với bất kỳ trở ngại nào”, Janis Butevics, doanh nhân 23 tuổi, nói.

Sẵn sàng học hỏi từ bất kỳ ai

“Hãy cởi mở để học hỏi từ mọi người bất kể tuổi tác, kinh nghiệm, giáo dục... Bạn có thể ngạc nhiên về những gì mình học được”, Penny Sullivan - Nunes nói.

Quỳnh Linh

Chuyên trang mang đến những thông tin giáo dục nóng nhất tại Việt Nam. Chúc các bạn một ngày tốt lành!
Read More

Ông Võ Văn Hoan - Chánh văn phòng UBND TP HCM - ngày 29/9 cho rằng, học thêm là nhu cầu có thật của phụ huynh, học sinh để tăng cường kiến thức, nhất là đối với học sinh cuối cấp tham gia vào các kỳ thi quan trọng. Sau khi thành phố ban hành lệnh cấm dạy thêm, học thêm đã có nhiều ý kiến bức xúc, không đồng tình về quy định này.

Về chủ trương này, lãnh đạo TP HCM khẳng định hoàn toàn thực hiện theo tinh thần Thông tư của Bộ Giáo dục – Đào tạo, là để giảm tải việc học, giảm áp lực cho học sinh từ giáo viên và phụ huynh.

tp-hcm-thua-nhan-voi-vang-khi-cam-day-them

TP HCM thừa nhận chưa lường trước hết những bức xúc khi vội vàng cấm dạy thêm. Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, ông Hoan nhìn nhận, việc cấm dạy thêm cần có lộ trình để tránh gây bức xúc trong xã hội. Việc làm nhanh, làm mạnh như vừa qua ảnh hưởng đến rất nhiều vấn đề khác. Đó là chưa chuẩn bị tâm lý cho đội ngũ quản lý, giáo viên, phụ huynh và học sinh.

"Đây là bài học kinh nghiệm của thành phố, bởi một quyết định tác động đến xã hội phải xem xét, lường trước. Vừa rồi, thường trực Thành uỷ yêu cầu HĐND, UBND TP HCM xem xét thấu đáo. Chủ trương cấm dạy thêm tràn lan, tiêu cực theo Thông tư 17 và thống nhất triển khai có lộ trình, dựa trên nhu cầu, kết quả khảo sát", ông Hoan nói.

Ngoài việc chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước, thành phố sẽ tăng cường quản lý đối với dạy thêm ngoài trường học: cơ sở vật chất, học phí, giờ giấc... Nâng cao, xây dựng cơ chế chính sách chăm lo cho đội ngũ giáo viên. Và sẽ tập trung đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới sách giáo khoa và hình thức thi cử.

"Thành phố vẫn kiên quyết cấm dạy thêm, học thêm đem lại tiêu cực tràn lan. Tuy nhiên, việc này cần có lộ trình để khảo sát, dựa trên cơ sở thực tế vì đây là vấn đề nhạy cảm", người phát ngôn của UBND TP HCM cho biết.

Trước đó, lãnh đạo TP HCM đã ra quy định cấm dạy thêm trong trường học từ năm 2016-2017 trên địa bàn. Sau quy định này, nhiều phụ huynh, giáo viên trên bày tỏ bức xúc, không đồng tình.

Trung Sơn

Chuyên trang mang đến những thông tin giáo dục nóng nhất tại Việt Nam. Chúc các bạn một ngày tốt lành!
Read More

Cô bé lớp 6 ở Nam Carolina (Mỹ) đã bị giáo viên chặn lại trên đường vào lớp và đưa đến văn phòng hiệu trưởng bởi cho rằng trông em giống như đang mặc trang phục đến hộp đêm.

Cô Suzie Webster, mẹ của Reese, đã lập tức đến trường và cùng hiệu trưởng trường trung học Moultrie xem xét chiếc váy của em. Mặc dù kết luận chiếc váy của Reese không hề vi phạm quy định về trang phục, cô Suzie vẫn phải có một cuộc nói chuyện khó chịu với thầy hiệu trưởng Ryan Cumback.

Cô Suzie cho biết thất vọng không phải vì quy định trang phục mà là cách hiệu trưởng và giáo viên xử lý tình huống. “Ông Cumback đã quan trọng hóa vấn đề. Ông nói rằng lo lắng cho học sinh nữ vì biết con trai ở độ tuổi này như thế nào và khi con gái mặc như vậy, con trai có thể có những suy nghĩ không phù hợp”, cô Suzie nói với tờ Huffington Post.

Cô Suzie đã chia sẻ bức ảnh trang phục con gái mặc và trải nghiệm rắc rối của họ lên Facebook. “Tôi hiểu cần có một quy tắc nhưng không nên nhấn mạnh vào việc dạy con trai chúng ta trở thành quý ông và con gái có thể để lộ bao nhiêu da thịt ra ngoài. Thực sự rất khó khăn để nuôi nấng con gái có lòng tự trọng và hình ảnh bản thân tốt mà không phải lo lắng việc chúng bị làm xấu hổ bởi các giáo viên và nhà quản lý”, cô viết.

phu-huynh-gian-du-vi-con-bi-truong-noi-mac-do-nhu-di-hop-dem

Chiếc váy ngắn của Reese. Ảnh: Popsugar 

Theo Popsugar ngày 28/9, mẹ của Reese cho biết thường để con tự chiến đấu trong cuộc chiến của mình, nhưng nhận thấy có 4 vấn đề lớn trong tình huống này.

Thứ nhất, cô phát hiện Reese bị gọi lại ở ngoài hành lang xung quanh có nhiều đứa trẻ khác và bị yêu cầu đến văn phòng hiệu trưởng vì chiếc váy quá ngắn, cần phải thay. Giáo viên còn nói trông cháu nhìn như đi hộp đêm. "Tôi không biết có quá nhiều phụ nữ mặc chiếc áo phông đóng thùng và chiếc váy denim chữ A đi hộp đêm. Tôi đã nói với thầy hiệu trưởng việc làm nhục con gái tôi trước mặt học sinh khác là không đúng. Nếu có sự bận tâm về trang phục của con bé, cần có cách giải quyết lịch sự hơn là một sự xấu hổ trước đám đông", cô viết.

Thứ hai, thầy hiệu trưởng đã yêu cầu Reese đến văn phòng và cô Reese cũng ở đó. Thầy lấy chiếc thước kẻ và bảo phụ huynh đo xem con bé có thực hiện đúng quy định trang phục là ngắn không quá 5 inch trên đầu gối. Con bé không vi phạm và ông ấy đã bảo Reese có thể tiếp tục mặc váy. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, con bé đã rất bối rối đến mức tự đề nghị đi thay quần và nói rằng sẽ không mặc chiếc váy đó nữa.

Thứ ba, Reese đã xin lỗi nhiều lần và cảm thấy như làm điều xấu khi mặc chiếc váy mẹ mua. "Điều này như giết chết tôi. Chúng tôi đã dành nhiều tuần để tìm kiếm những chiếc quần soóc và váy đủ dài để không vi phạm quy định. Váy con bé mặc có chiều dài đúng bằng váy đồng phục tôi mua ở Old Navy. Tuy nhiên, điều bất ngờ là con bé cảm thấy điều đó vô giá trị vì theo giáo viên và nhà quản lý con bé trông giống như đi hộp đêm", người mẹ viết.

Và cuối cùng, theo cô  Suzie "mới là điều thực sự giết chết tôi", đó là trong khi Reese đi thay đồ, thầy hiệu trưởng Cumback bắt đầu giải thích việc giám sát chặt chẽ trang phục của học sinh nữ là cần thiết vì con trai ở tuổi này dễ bị phân tâm bởi bạn nữ và bề ngoài của chúng. Vì vậy, để kiểm soát, học sinh nữ cần đảm bảo mặc những chiếc váy đủ dài.

"Đây chính xác là vấn đề với xã hội ngày nay. Con gái tôi đã bị làm xấu hổ trước mặt các bạn cùng trường và cảm thấy giống như một đứa con gái hư vì những chàng trai không thể kiểm soát được suy nghĩ đen tối của mình", cô viết.

Quỳnh Linh

Chuyên trang mang đến những thông tin giáo dục nóng nhất tại Việt Nam. Chúc các bạn một ngày tốt lành!
Read More

"Liệu con tôi có tài năng gì không?” là câu hỏi mà phụ huynh thường đặt ra. “Có tài năng” là như thế nào? Định nghĩa của thuật ngữ này khác nhau ở các trường học, tổ chức và nền văn hóa. Một số người sử dụng thuật ngữ này để chỉ những người có chỉ số IQ cao hơn mức trung bình trong khi một số khác cho rằng phải được xét trên nhiều tiêu chí hơn.

20-dau-hieu-nhan-biet-dua-tre-tai-nang

Ảnh: Popsugar 

Hiệp hội quốc gia về trẻ tài năng Mỹ (NAGC) đưa ra định nghĩa như sau: “Cá nhân có tài năng là những người chứng minh được sự nổi bật về khả năng (được định nghĩa như một khả năng đặc biệt về lý luận và tìm hiểu), hay năng lực (thành tích hay hiệu suất được ghi nhận nằm trong tốp 10% hoặc cao hơn) trong một hoặc nhiều lĩnh vực. Lĩnh vực bao gồm những hoạt động có hệ thống ký hiệu riêng (ví dụ toán, âm nhạc, ngôn ngữ) và/hoặc bộ kỹ năng giác quan - vận động (ví dụ vẽ, nhảy múa, thể thao)”.

Theo Popsugar ngày 28/9, kiểm tra trình độ IQ và các đánh giá khác có thể giúp xác định trẻ có tài năng ở độ tuổi đi học. Nhưng trẻ cũng thường được xác định có tài năng hay không qua những quan sát của gia đình, thầy cô và bạn bè.

Dưới đây là một số đặc điểm đặc trưng của những đứa trẻ có tài năng về khả năng trí tuệ, được đưa ra bởi Austega, công ty dịch vụ thông tin của Australia.

  1. Học một cách nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả.

  2. Có một vốn từ vựng đặc biệt phong phú so với tuổi của trẻ.

  3. Thể hiện khả năng lý luận khác thường.

  4. Có bộ nhớ tốt khác thường, nhưng không thích việc học thuật và ghi nhớ.

  5. Hiếm khi cần những kiểm soát từ bên ngoài - áp dụng tự kỷ luật.

  6. Có một sở thích về cấu trúc, trật tự và nhất quán.

  7. Linh hoạt trong suy nghĩ mô hình; có những liên tưởng lạ từ những ý tưởng hiếm gặp.

  8. Thể hiện sự rất hiếu kỳ với các đối tượng, tình huống, hoặc các sự kiện; đặt những câu hỏi gây tò mò.

  9. Đạt điểm cao trong hầu hết môn học.

  10. Có khả năng tập trung cao và chú ý đặc biệt vào một vấn đề.

  11. Đưa ra những câu trả lời rất nhanh cho các câu hỏi.

  12. Nhanh nhẹn và giải quyết các vấn đề nhanh chóng bằng phương pháp khéo léo.

  13. Có sự đam mê cháy bỏng về khoa học hoặc văn học.

  14. Thể hiện khả năng đặc biệt về diễn đạt trong nói và viết.

  15. Có khả năng tốt về trừu tượng hóa, khái niệm và tổng hợp.

  16. Kiềm chế cảm xúc tốt.

  17. Có xu hướng làm chủ tình huống và lãnh đạo trẻ cùng trang lứa.

  18. Sử dụng rất nhiều những trí khôn, suy nghĩ cơ bản, thông thường cần thiết trong cuộc sống.

  19. Thể hiện sự sẵn sàng chấp nhận những thách thức.

  20. Có suy nghĩ cởi mở về môi trường sống của mình.

Quỳnh Linh

Chuyên trang mang đến những thông tin giáo dục nóng nhất tại Việt Nam. Chúc các bạn một ngày tốt lành!
Read More

Fire and ice
This love is like rain and blue skies
This love is like
This love got me
Don't
Still
Still falling for you

Beautiful mind
Your heart mine
Your heart at times
Your heart gave me
Your heart got me feeling so fine
So what to do
Still falling for you
Still falling for you


With every breath a new day
With
We've
But
Still falling for you
Still falling for you

And just like that
All I
All I feel
And just like that
All I breathe
All I feel
You are all for me
No one can lift me, catch me the way that you do
I'm still falling for you.

Phiêu Linh

Chuyên trang mang đến những thông tin giáo dục nóng nhất tại Việt Nam. Chúc các bạn một ngày tốt lành!
Read More

"Liệu con tôi có tài năng gì không?” là câu hỏi mà phụ huynh thường đặt ra. “Có tài năng” là như thế nào? Định nghĩa của thuật ngữ này khác nhau ở các trường học, tổ chức và nền văn hóa. Một số người sử dụng thuật ngữ này để chỉ những người có chỉ số IQ cao hơn mức trung bình trong khi một số khác cho rằng phải được xét trên nhiều tiêu chí hơn.

20-dau-hieu-nhan-biet-mot-dua-tre-tai-nang

Ảnh: Popsugar 

Hiệp hội quốc gia về trẻ tài năng Mỹ (NAGC) đưa ra định nghĩa như sau: “Cá nhân có tài năng là những người chứng minh được sự nổi bật về khả năng (được định nghĩa như một khả năng đặc biệt về lý luận và tìm hiểu), hay năng lực (thành tích hay hiệu suất được ghi nhận nằm trong tốp 10% hoặc cao hơn) trong một hoặc nhiều lĩnh vực. Lĩnh vực bao gồm những hoạt động có hệ thống ký hiệu riêng (ví dụ toán, âm nhạc, ngôn ngữ) và/hoặc bộ kỹ năng giác quan - vận động (ví dụ vẽ, nhảy múa, thể thao)”.

Theo Popsugar ngày 28/9, kiểm tra trình độ IQ và các đánh giá khác có thể giúp xác định trẻ có tài năng ở độ tuổi đi học. Nhưng trẻ cũng thường được xác định có tài năng hay không qua những quan sát của gia đình, thầy cô và bạn bè.

Dưới đây là một số đặc điểm đặc trưng của những đứa trẻ có tài năng về khả năng trí tuệ, được đưa ra bởi Austega, công ty dịch vụ thông tin của Australia.

  1. Học một cách nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả.

  2. Có một vốn từ vựng đặc biệt phong phú so với tuổi của trẻ.

  3. Thể hiện khả năng lý luận khác thường.

  4. Có bộ nhớ tốt khác thường, nhưng không thích việc học thuật và ghi nhớ.

  5. Hiếm khi cần những kiểm soát từ bên ngoài - áp dụng tự kỷ luật.

  6. Có một sở thích về cấu trúc, trật tự và nhất quán.

  7. Linh hoạt trong suy nghĩ mô hình; có những liên tưởng lạ từ những ý tưởng hiếm gặp.

  8. Thể hiện sự rất hiếu kỳ với các đối tượng, tình huống, hoặc các sự kiện; đặt những câu hỏi gây tò mò.

  9. Đạt điểm cao trong hầu hết môn học.

  10. Có khả năng tập trung cao và chú ý đặc biệt vào một vấn đề.

  11. Đưa ra những câu trả lời rất nhanh cho các câu hỏi.

  12. Nhanh nhẹn và giải quyết các vấn đề nhanh chóng bằng phương pháp khéo léo.

  13. Có sự đam mê cháy bỏng về khoa học hoặc văn học.

  14. Thể hiện khả năng đặc biệt về diễn đạt trong nói và viết.

  15. Có khả năng tốt về trừu tượng hóa, khái niệm và tổng hợp.

  16. Kiềm chế cảm xúc tốt.

  17. Có xu hướng làm chủ tình huống và lãnh đạo trẻ cùng trang lứa.

  18. Sử dụng rất nhiều những trí khôn, suy nghĩ cơ bản, thông thường cần thiết trong cuộc sống.

  19. Thể hiện sự sẵn sàng chấp nhận những thách thức.

  20. Có suy nghĩ cởi mở về môi trường sống của mình.

Quỳnh Linh

Chuyên trang mang đến những thông tin giáo dục nóng nhất tại Việt Nam. Chúc các bạn một ngày tốt lành!
Read More

Xã đảo Ngọc Vừng nằm cách cảng Vân Đồn (Quảng Ninh) khoảng 50 km, nối bờ bằng hai chuyến tàu trong ngày. Nơi đây có 3 thôn với hơn 240 hộ, tổng cộng trên 800 nhân khẩu. Cuộc sống người dân còn nghèo, chủ yếu làm nghề chài lưới, các hoạt động vui chơi giải trí hầu như không có.

Xã có trường PTCS Ngọc Vừng, gồm cả cấp 1 và 2. Rất nhiều thầy cô giáo đã gắn bó với xã đảo, mong muốn mang con chữ đến trẻ em nghèo. Thầy Lưu Thế Sơn (38 tuổi) là một trong những giáo viên như thế.

thay-giao-14-nam-cam-dao

Thầy Lưu Thế Sơn là giáo viên dạy hai môn Văn, Địa của trường PTCS Ngọc Vừng. Ảnh: M.Anh.

Năm 2002, thầy giáo 24 tuổi mới tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh được phân công về xã đảo Ngọc Vừng dạy học hai môn Văn và Địa. Đưa vợ con theo, cả gia đình bắt đầu cuộc sống nơi đảo xa mà không nghĩ sẽ gắn bó 14 năm với nơi này. 

Lúc mới đến, Ngọc Vừng rất hoang sơ, đường đi lại, sân trường đều là cát. Giờ ra chơi, học trò chạy nhảy còn tạo thành những hố cát lún lỗ chỗ trên sân. Trường học là dãy nhà cấp 4 đơn sơ, các cấp học chung với nhau, tiểu học buổi sáng, trung học buổi chiều. Cả xã không có điện lưới, không có điện thoại tiện dụng như bây giờ nên mỗi khi cần trao đổi về tình hình học sinh, thầy cô phải chân đất xuống tận nhà, bởi đường cát, đi dép chân nặng không bước nổi.

Ngoài dạy các lớp chính quy ban ngày, buổi tối thầy cô ở Ngọc Vừng chia nhau dạy bổ túc hai lớp khoảng 70 học sinh lứa tuổi 7X, 8X nghỉ học giữa chừng. Học sinh lớn tuổi hơn cả thầy, lại thường xuyên đi biển nên vận động rất khó. Có hôm đến giờ học, hay tin học sinh chuẩn bị ra khơi, thầy vội vã chạy xe Minsk - chiếc xe duy nhất của xã đảo chạy được trên đường cát xuống giao bài tập để vừa đi đánh cá, vừa học bài rồi mới "thả" cho đi biển tiếp. Hết lớp 9, lớp bổ túc ấy được tổ chức thi, chứng nhận hoàn thành chương trình như học sinh bình thường.

"Cũng hơi vất vả nhưng sau này các anh chị ấy đều đọc thông viết thạo, tính toán được nên coi như không uổng phí công bọn mình", thầy cười nói.

Những công sức mà thầy Sơn và giáo viên trường Ngọc Vừng bỏ ra dần được vun đắp qua nhiều thế hệ học sinh xã đảo. Năm 2013, trường PTCS Ngọc Vừng được xây mới khang trang, có hai dãy nhà cao tầng, sân trường, đường đi được đổ bê tông. Trường có 122 em và hầu như không còn học sinh bỏ học. Các em tốt nghiệp lớp 9 lại vào bờ học tiếp phổ thông, đi đại học như học sinh vùng khác.

thay-giao-14-nam-cam-dao-1

Gian ngoài của ngôi nhà là tiệm sửa xe nhỏ của thầy giáo. Ảnh: M. Anh.

Ngoài giờ lên lớp, cuộc sống của thầy Sơn không khác một ngư dân. Tranh thủ ngày cuối tuần được nghỉ, thầy giáo theo ngư dân đi hớt tép, nhặt hà, quăng lưới cải thiện bữa ăn. Có hôm đi biển cùng học trò, thầy bị các em trêu "nhìn thầy chẳng giống khi lên lớp".

14 năm "cắm đảo", gia đình thầy chuyển nhà 7 lần, hết đi mượn rồi thuê của người dân trên đảo. Căn nhà mới xây gần trường, còn chưa quét vôi ve, là nơi ở thứ 7 của cả gia đình. Nhà được tích cóp từ tiền lương nhiều năm dạy học, sửa xe và vay ngân hàng vài trăm triệu đồng. Gian ngoài vừa là nơi tiếp khách, vừa là tiệm sửa xe nhỏ của thầy Sơn.

Thầy Đỗ Đức Đạt, Hiệu trưởng PTCS Ngọc Vừng cười bảo "Anh ấy sửa xe lành nghề lắm, nhiều thợ từ đất liền ra đây cũng không cạnh tranh nổi đâu". Trong câu chuyện của đồng nghiệp, người dân, thầy Sơn được nhắc đến như một phần của đảo, là người nói ít, làm nhiều. Thầy giáo lại càng trầm lặng hơn sau sóng gió khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ bởi cuộc sống khó khăn.

Trong câu chuyện, dân đảo cũng nhắc đến bóng dáng chị Nguyễn Thị Tiềm, người vợ thứ hai đầy nghị lực của thầy Sơn. Thương chồng, chị bỏ công việc trong đất liền theo anh ra đảo. Giờ, chị ở nhà cơm nước, chăm con gái (14 tuổi) và con trai (9 tuổi) cho chồng đi dạy học. Gia đình nhỏ cũng chuẩn bị đón thêm con gái thứ ba.

"Sau giờ lên lớp là anh ấy làm suốt ngày và việc gì cũng làm được. Mình cũng thương anh nhưng chỉ đỡ đần được việc nhà, không san sẻ được gì nhiều vì chưa có công việc, lại sắp sinh", người phụ nữ 31 tuổi chia sẻ và nói rằng chị thấy hạnh phúc, yêu thích cuộc sống bình yên trên hòn đảo.

thay-giao-14-nam-cam-dao-2

Lúc rảnh rỗi, thầy giáo lại đi rắc lưới giống hệt ngư dân trên đảo. Ảnh: H. Phương. 

Gắn bó với đảo, thi thoảng thầy Sơn mới đưa vợ con về thăm nhà ở xã Vạn Yên (Vân Đồn). Mỗi lần từ đảo về đất liền mất khoảng 2 tiếng rưỡi. Hỏi nếu có cơ hội về bờ dạy học thì có đi không, thầy bảo Ngọc Vừng giờ là nhà rồi.

"Hồi mới ra đây mình còn trẻ, nhiệt huyết đấy nhưng suy cho cùng cũng chưa trải đời, chưa có suy nghĩ sâu sắc như bây giờ. Cứ nghĩ công tác vài năm rồi sẽ được luân chuyển vào đất liền, dạy ở nơi tốt hơn, ai ngờ gắn bó lâu vậy. Giờ thì quen và yêu cuộc sống thoải mái nơi đây rồi, như người trong bờ quen với đất liền mà không muốn ra đảo ấy", thầy nói.

Năm 2016, chương trình Chia sẻ cùng thầy cô do Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tổ chức, tuyên dương 42 giáo viên đang dạy học tại các trường nằm trên đảo. Đó là những thầy cô có thời gian công tác trên đảo từ 3 năm trở lên, có tư cách đạo đức, lối sống tốt, chuyên môn cao, nhiều sáng kiến trong dạy học và tinh thần vượt khó hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy.

Cùng khởi động với lễ vinh danh là cuộc thi Nghĩ về thầy cô biển đảo để học sinh và thầy cô giáo nơi thành thị, đồng bằng có thể gửi bài viết, chia sẻ những cảm nhận về đồng nghiệp đang công tác ở vùng ven biển, hải đảo.

Chương trình sẽ được triển khai trong 5 năm (2015-2019). Năm ngoái, chương trình vinh danh 64 thầy cô giáo cắm bản, dạy học ở vùng cao.

Hoàng Phương

Chuyên trang mang đến những thông tin giáo dục nóng nhất tại Việt Nam. Chúc các bạn một ngày tốt lành!
Read More
[unable to retrieve full-text content]
Sau nhiều năm mày mò nghiên cứu, thầy Nguyễn Hữu Thọ, giảng viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long đã sáng chế thành công con robot đánh trống trường.
Chuyên trang mang đến những thông tin giáo dục nóng nhất tại Việt Nam. Chúc các bạn một ngày tốt lành!
Read More

Thứ sáu, 30/9/2016 | 00:00 GMT+7

|

Thứ sáu, 30/9/2016 | 00:00 GMT+7

Người Việt Nam thường gặp vấn đề khi hỏi tuổi bằng tiếng Anh. Theo bạn, cách hỏi tuổi nào chính xác hơn trong 2 trường hợp dưới đây

Nguyễn Xuân Quang, Moon ESL

Chuyên trang mang đến những thông tin giáo dục nóng nhất tại Việt Nam. Chúc các bạn một ngày tốt lành!
Read More

Anh Nguyễn Công Cương (38 tuổi, TP HCM) tiếp xúc với máy tính khá sớm, từ lúc nhà nhà còn sử dụng máy tính XT dùng đĩa mềm 360M cỡ lớn. Khi đứng trước cánh cửa đại học, anh Cương đắn đo giữa ngành công nghệ thông tin và điện tử. 

Chàng trai 18 tuổi sau đó quyết định thi ngành công nghệ thông tin và đã đậu vào một trường đại học lớn ở TP HCM nhưng nghỉ học giữa chừng sau đó.

Dù không có bằng đại học, song với sở thích của bản thân, năm 1997, anh Cương bắt đầu làm việc trong cho một công ty máy tính với vị trí kỹ thuật lắp ráp máy tính và cài đặt phần mềm. Anh theo đuổi công việc này từ đó tới nay và không ngừng tích lũy kinh nghiệm, kiến thức cho mình.

Giờ đây, khi đã gần 40 tuổi nhưng với đòi hỏi công việc ngày một cao, nhu cầu nâng cao tay nghề và cập nhật thông tin thường xuyên trở nên cấp thiết với anh. Không có thời gian theo đuổi những khóa học ở các trung tâm, anh Cương quyết định theo học trường Đại học trực tuyến . 

Thường xuyên phải đi công tác xa, nên với online, anh Cương luôn mang theo máy tính để tranh thủ học bài khi có thời gian rảnh. Nam sinh viên hy vọng khóa học sẽ giúp bản thân hoàn thiện hơn các kỹ năng về máy tính cũng như hoàn thành việc học đại học dở dang của mình từ nhiều năm trước.

Với anh Trần Văn Thanh (Thanh hóa), lý do đi học ở tuổi 40 là để có thể thay đổi công việc hiện tại.

Đam mê công nghệ thông tin, nhưng năm 1995, sau khi tốt nghiệp THPT, anh Thanh đăng ký thi vào Đại học Quân sự và Nông nghiệp 1 theo định hướng của gia đình. Chỉ đậu Nông nghiệp 1, nam sinh không lên Hà Nội học mà theo cha vào miền Nam làm xây dựng.

Sau 2 năm nếm trải cực khổ với công việc này, anh Thanh về quê và thi lại. Anh đã đậu vào trường sư phạm Hồng Đức (Thanh Hóa). Tuy nhiên, một lần nữa, chàng trai mất định hướng vì không thật sự yêu thích ngành học này. Trong lúc đang chán nản thì gia đình mua rẫy trồng cà phê nên anh quyết định bỏ học để lập nghiệp. 

Mất 10 năm làm xây dựng và rẫy cà phê, sau khi lập gia đình, anh Thanh chuyển qua làm phụ xe khách đường dài. Công việc vất vả, nguy hiểm và thường xuyên phải xa gia đình khiến người đàn ông tuổi 40 không khỏi trăn trở. Được sự ủng hộ của vợ, anh đăng ký học đại học theo đúng chuyên ngành mình yêu thích để có thể thay đổi công việc và có cơ hội lo cho gia đình tốt hơn.

Không thể nghỉ việc, anh cho biết sẽ thu xếp thời gian rảnh vào buổi tối hoặc những lúc không chạy xe để tranh thủ học bài nhằm theo kịp chương trình học tại FUNiX.

Cũng là sinh viên khi đã xấp xỉ tuổi 40, anh Trần Thọ Cường (TP HCM) quyết định đi học để cập nhật kiến thức của mình trong lĩnh vực công nghệ.

Đang là kỹ sư phần mềm của một công ty nước ngoài tại Việt Nam và cũng đã sở hữu nhiều chứng chỉ về phần mềm và làm việc lâu năm trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhưng anh Cường cho biết sẽ bị tụt hậu nếu không cập nhật kiến thức thường xuyên.

Anh nhận thấy các chứng chỉ học của FUNiX phù hợp để bổ sung kiến thức về ứng dụng mobile, dữ liệu lớn, điện toán đám mây và những kiến thức hỗ trợ cho môi trường kinh doanh...

Là trường đại học trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam, chuyên đào tạo lĩnh vực công nghệ thông tin, FUNiX hiện có gần 1.000 sinh viên ở nhiều độ tuổi khác nhau. Trong đó, không ít người đã trên tuổi 40, đặc biệt học viên lớn tuổi nhất của trường hiện đã 76 tuổi. Trường học đào tạo theo hình thức online dưới sự hướng dẫn của đội ngũ  - là các nhà quản lý, tuyển dụng nhân sự của các công ty công nghệ hàng đầu ở Việt Nam.

Ngoài bằng đại học, nhiều học viên tham gia chương trình với mong muốn cập nhật kiến thức, thay đổi công việc.

Ngọc Anh

Chuyên trang mang đến những thông tin giáo dục nóng nhất tại Việt Nam. Chúc các bạn một ngày tốt lành!
Read More

Ngày 29/9, Thành ủy Vị Thanh, tỉnh ủy Hậu Giang đã làm việc với ông Lê Thành Nhân - Trưởng ban Tổ chức cơ quan này về việc Sở giáo dục và Đào tạo TP Cần Thơ có quyết định thụ hồi, hủy bỏ bằng cấp 3 của cán bộ này.

Thành ủy Vị Thanh cho biết sắp tới sẽ xin ý kiến của thường trực Tỉnh ủy Hậu Giang về việc bố trí lại công việc cho ông Nhân. Vì sau khi thu hồi, hủy bỏ bằng cấp 3, ông Nhân không còn đủ tiêu chuẩn của cán bộ công chức.

Theo kết quả thẩm tra của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hậu Giang, năm 1987-1988 ông Nhân học lớp 9 tại Trường THCS Vị Bình (huyện Vị Thủy) nhưng không được thi tốt nghiệp.

Năm 1996, khi là cán bộ xã Vị Đông, huyện Vị Thủy (khi đó thuộc Cần Thơ), ông Nhân mượn bằng THCS của bạn học có cùng tên và năm sinh là Lê Hoàng Nhân để nộp hồ sơ học các lớp 10, 11, 12 và được cấp bằng tốt nghiệp cấp 3.

5 năm sau, UBND thị xã Vị Thanh phân công ông Nhân đi học bổ túc văn hóa và cán bộ này tiếp tục sử dụng bằng THCS của ông Lê Hoàng Nhân. Sau khi tốt nghiệp, ông Nhân theo học và hoàn tất Đại học Luật (2005-2010), cao cấp chính trị - hành chính (2013-2015).

Trước khi làm Trưởng Ban tổ chức Thành ủy, ông Nhân từng đảm nhiệm nhiều chức vụ ở UBND, HĐND, Chánh thanh tra thành phố Vị Thanh... 

Hiện ông Lê Hoàng Nhân - người cho bạn mượn bằng - đang làm doanh nghiệp tư nhân ở Hậu Giang. Thời điểm đó, ông Lê Hoàng Nhân nghĩ đơn giản là mình đã tốt nghiệp đại học rồi thì bằng cấp 2 không cần tới nên cho bạn mượn.

Cửu Long

Chuyên trang mang đến những thông tin giáo dục nóng nhất tại Việt Nam. Chúc các bạn một ngày tốt lành!
Read More

Secretary Clinton, thank you. Mr. Trump, the same question to you is about putting money, more money into the ...(1)... of American workers. You have up to 2 minutes.

Thank you Lester, our ...(2)... are fleeing the country, they’re going to ...(3)..., they’re going to many other countries. You look at what ...(4)... is doing to our country in terms of making our ...(5).... They’re devalueing their ...(6)... and there’s nobody in our ...(7)...to fight them. And we have a very good fight, and we have a winning fight because they are using our ...(8)... as their piggy bank to rebuild China, and many other countries are doing the same thing. So we are losing our good ...(9)..., so many of them. When you look at what’s happening in Mexico, a friend of mine who build ...(10)... said that it’s the 8th wonder of the world. They are building some of the biggest ...(10)... anywhere in the world, some of the most sophisticated, some of the best ...(10).... With the United States, as he said, not so much.

Quang Nguyen

Chuyên trang mang đến những thông tin giáo dục nóng nhất tại Việt Nam. Chúc các bạn một ngày tốt lành!
Read More

Sáng 29/9 tại Hà Nội, trong hội nghị sơ kết thực hiện đề án phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010-2016, lãnh đạo các trường trên toàn quốc khẳng định đến nay phụ huynh không thể gọi trường THPT chuyên là lò đào tạo “gà nòi” được nữa bởi sự chú trọng giáo dục toàn diện. Hình ảnh học sinh chỉ biết học và học đã bị xóa bỏ.

Xóa bỏ hai chữ 'gà nòi'

Những năm trước đây, trường THPT chuyên luôn bị coi là lò đào tạo "gà nòi", dạy học sinh chỉ để đi thi. Các em chỉ cần tập trung vào môn học thế mạnh và được bỏ qua những môn phụ như Thể dục hay Công nghệ nhằm giành giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế, đem lại thành tích cho bản thân và nhà trường. Việc chú trọng đến sự phát triển toàn diện trong tương lai của học sinh không được đề cập. 

Tuy nhiên, từ khi triển khai đề án năm 2010, các trường THPT chuyên trên cả nước đã chuyển hướng và đạt được những thành tựu rõ nét trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Ngoài giáo dục kiến thức, nhiều trường đã chú trọng đến vấn đề giáo dục kỹ năng sống, trải nghiệm sáng tạo và hoạt động xã hội để học sinh có thể phát triển năng lực ở mọi mặt.

Các trường chuyên đã có sáng kiến tổ chức và hoạt động giao lưu cho giáo viên và học sinh theo cụm tỉnh như cuộc thi Olympic Hùng Vương các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, hay Olympic các trường chuyên thuộc miền Trung - Tây Nguyên và miền Nam; tổ chức câu lạc bộ, phối hợp với cơ quan, doanh nghiệp trong việc tư vấn tâm lý, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Thông qua các hoạt động, học sinh được trao đổi kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn và phát triển kỹ năng sống. Nhiều em tự tin với nền tảng kiến thức, kỹ năng khi ra trường.

Nhiều trường có thành tích hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội tốt như THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam và THPT chuyên Quốc học Huế. Đây cũng là hai ngôi trường có học sinh lọt vào vòng chung kết Đường lên đỉnh Olympia trong nhiều năm, một chương trình đòi hỏi có kiến thức toàn diện. Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) có học sinh tham gia vào cuộc thi ca hát trên truyền hình và đạt được giải cao. Hay ở các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ, học sinh trường chuyên cũng luôn để lại ấn tượng tốt.

Để thực hiện giáo dục toàn diện, nhiều trường cũng mở rộng hợp tác quốc tế. Trường chuyên Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức trao đổi chuyên môn, giao lưu hợp tác với các trường uy tín của Nhật Bản, Đài Loan. Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng) thiết lập quan hệ hợp tác với đại sứ quán của một số nước ở Việt Nam như Pháp, Anh, Australia... nhằm tìm kiếm thêm học bổng cho học sinh. Một trường còn nhiều khó khăn như THPT chuyên Lào Cai cũng có hợp tác, trao đổi chuyên môn với trường trung học của Singapore và Trung Quốc...

truong-thpt-chuyen-khong-con-la-noi-dao-tao-ga-noi

Vụ trưởng vụ Giáo dục trung học Vũ Đình Chuẩn báo cáo kết quả đề án phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010-2016. Ảnh: Thanh Tâm.

Biện pháp giáo dục toàn diện

Theo thầy Nguyễn Phước Bửu Tuấn, Hiệu trưởng THPT chuyên Quốc học Huế, các trường cần tạo điều kiện cho câu lạc bộ do học sinh sáng lập được hoạt động tích cực bằng cách hỗ trợ cơ sở vật chất, cho mượn phòng thí nghiệm ngoài giờ để thực hành và thực nghiệm các công trình nghiên cứu khoa học. Nhà trường cần giúp học sinh liên kết với thầy cô và cựu học sinh của trường, tổ chức những sân chơi, tạo môi trường học tập năng động, sáng tạo.

Thầy Tuấn cho rằng nội dung hoạt động ngoại khóa cần được thường xuyên đổi mới, nhà trường cần tăng cường dạy kỹ năng sống cho học sinh để các em phát triển toàn diện. Lấy ví dụ về việc dạy bơi, ở chuyên Quốc học Huế, 100% học sinh khi ra trường phải có chứng chỉ bơi do nhà trường cấp. Ngoài ra, các trường phải mở rộng hợp tác quốc tế để cả giáo viên và học sinh được tiếp cận với những mô hình giáo dục lớn trên thế giới. 

Thầy Vũ Đình Thuận, Hiệu trưởng trường THPT chuyên Tuyên Quang nhận định các trường chuyên cần xây dựng kế hoạch giáo dục toàn diện định hướng phát triển năng lực học sinh. Ví dụ, nếu dạy theo sách giáo khoa Công nghệ lớp 10, các em sẽ chỉ được học về nông, lâm, ngư nghiệp. Theo khảo sát, học sinh không hứng thú với phần kiến thức đó. Nhà trường phải lên nội dung, tập trung vào phần kiến thức về những nghề nghiệp các em mong muốn nhất như kinh doanh, coi tiết học như một buổi định hướng nghề nghiệp. 

Tại hội nghị, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển yêu cầu các trường THPT chuyên phải hoàn thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện. Các Sở Giáo dục cần chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Vụ trưởng Giáo dục trung học Vũ Đình Chuẩn cũng đưa ra nhiệm vụ, giải pháp phát triển trong thời gian tới nhằm thực hiện mục tiêu các trường chuyên thực sự là hình mẫu của trường THPT về cơ sở vật chất, đôi ngũ nhà giáo và tổ chức hoạt động giáo dục ở địa phương.

Thanh Tâm

Chuyên trang mang đến những thông tin giáo dục nóng nhất tại Việt Nam. Chúc các bạn một ngày tốt lành!
Read More

Chiều 29/9, bà Nguyễn Thị Thu Cúc - Hiệu trưởng trường THPT Gia Định (quận Bình Thạnh) - cho biết, cuối tuần này ban giám hiệu sẽ làm việc với tổ trưởng các bộ môn để triển khai chi tiết kế hoạch dạy học theo phương án thi, tuyển sinh 2017.

Hồi đầu tháng này, khi nhận được dự thảo phương án, trường THPT Gia Định đã bắt tay chuẩn bị với những thay đổi hình thức bài thi, môn thi. Cụ thể, trường đã cho học sinh lớp 12 đăng ký các ban xã hội, ban tự nhiên để nắm sơ bộ nguyện vọng của các em.

"Sẽ có những khó khăn từ sự thay đổi của phương án thi năm nay so với những năm trước nhưng đó là khó khăn chung của các trường. Điều cần thiết lúc này là chuẩn bị cho học sinh kiến thức và tâm lý tốt cho kỳ thi", cô Cúc bày tỏ.

Nữ hiệu trường này mong muốn các trường đại học cần công bố tỷ lệ chỉ tiêu cho từng phương thức xét tuyển, tổ hợp môn… để học sinh dễ dàng định hướng chọn môn học, cách học. Ngoài ra, Bộ Giáo dục cần sớm công bố các bộ đề thi mẫu, đặc biệt là môn Toán, để các trường lấy đó làm căn cứ dạy và ôn thi cho học sinh.

truong-thpt-o-sai-gon-rao-riet-thay-doi-truoc-phuong-an-thi-2017

Học sinh lớp 12 tại TP HCM trong lễ khai giảng năm học 2016-2017. Ảnh: Mạnh Tùng

Không bất ngờ với phương án thi mới được công bố, ông Phạm Hồng Danh - Chủ tịch hội đồng trường THPT Vĩnh Viễn - nói rằng, công việc của giáo viên sẽ nhẹ nhàng hơn khi phần lớn các môn của kỳ thi sắp tới là trắc nghiệm.

"Dạy để thi trắc nghiệm dễ hơn dạy thi tự luận. Thay vì đưa ra các bài tập sâu, đòi hỏi phương pháp lập luận thì giáo viên có thể đưa ra các bài tập nhẹ nhàng hơn, hướng dẫn học sinh cách nhanh nhất để đi đến đáp án", ông nói.

Dù không hài lòng với bài thi trắc nghiệm môn Toán vì lo ngại khả năng tuy duy của học sinh sẽ bị thui chột, ông Danh vẫn tin tưởng học sinh sẽ sớm thích nghi. Phương án thi này sẽ khiến học sinh phải học nhiều hơn, do các em phải thi 4 bài để lấy kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT, gồm 3 bài thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và một bài tự chọn (Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội). Do đó, trường sẽ hướng dẫn học sinh các phương pháp ôn tập và phân phối kiến thức để các em có thể làm bài tốt.

Từ cuối năm học trước, học sinh trường THPT Thủ Thiêm (quận 2) đã chọn các môn thi thứ tư (ngoài Toán, Văn, Ngoại ngữ) định hướng thi THPT quốc gia. Thầy hiệu trưởng Phạm Văn Nghĩa cho biết sẽ cho học sinh lớp 12 chọn thêm môn học tùy theo nguyện vọng của từng em, theo ban tự nhiên hay xã hội. Đồng thời, trường sẽ bổ sung một tiết học cho mỗi môn này vào buổi học thứ hai hằng ngày và có thêm những lớp phụ đạo cho học sinh yếu, ngay từ đầu tháng 10.

Để học sinh thích nghi với bài thi trắc nghiệm, trường THPT Thủ Thiêm áp dụng ngay hình thức này cho các môn Sử, Địa, Toán trong bài thi giữa kỳ sắp tới. "Ban đầu sẽ thử một nửa trắc nghiệm, một nửa tự luận trong mỗi bài kiểm tra. Đến khi các em quen rồi sẽ áp dụng 100% trắc nghiệm để các em khỏi bỡ ngỡ khi vào kỳ thi THPT quốc gia", thầy Nghĩa cho hay.

Một số giáo viên bộ môn Toán, Sử, Địa tại TP HCM cũng thử nghiệm cách dạy mới cho học sinh khối 12 theo phương pháp trắc nghiệm. Trong tiết Toán sáng nay, thầy Trần Tuấn Anh, giáo viên Trung tâm giáo dục thường xuyên Gò Vấp đã ra một số bài tập theo hình thức trắc nghiệm.

"Học sinh có vẻ làm bài tốt hơn, nhiều em đưa ra đáp án đúng. Một số em tỏ ra thích thú với cách làm bài tập trắc nghiệm", thầy Tuấn Anh chia sẻ. 

Để làm bài thi Toán trắc nghiệm, theo thầy Tuấn Anh, học sinh cần luyện tập nhiều cách sử dụng máy tính. Các em cần nắm kiến thức rộng hơn là sâu như trước đây.

"Thay vì phải mất nhiều thời gian để lập luận, diễn giải cho ra kết quả đúng thì các em phải tập cách suy nghĩ cách làm để ra kết quả đúng nhanh nhất", ông nói và dự đoán lượng học sinh bị điểm liệt môn này sẽ giảm với hình thức thi mới.

Mạnh Tùng

Chuyên trang mang đến những thông tin giáo dục nóng nhất tại Việt Nam. Chúc các bạn một ngày tốt lành!
Read More

Trong cuộc họp đột xuất về việc ứng phó mưa ngập vào sáng 29/9, các ban ngành TP Biên Hòa, Đồng Nai đưa ra hai giải pháp trước mắt, trong đó yêu cầu các trường trên địa bàn trũng hay ngập cần linh động cho học sinh tan trường sớm vào mỗi buổi chiều.

"Việc cho học sinh về sớm khi trời mưa ngập trên các tuyến đường nhằm đảm bảo an toàn cho các em cần được chú trọng", lãnh đạo thành phố Biên Hòa nói.

Trong 4 ngày qua, trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh có đến 3 hôm nước tràn vào phòng học. Ảnh: Phước Tuấn

Trong 4 ngày qua, trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh có đến 3 hôm nước tràn vào phòng học. Ảnh: Phước Tuấn

Mưa lớn trong vòng 4 ngày qua, có đến 3 hôm nước tràn vào lớp học, phòng chức năng của trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh tại phường Long Bình Tân. Ngoài việc ảnh hưởng đến việc dạy và học của nhà trường, việc học sinh đi về khi mưa lớn gặp nhiều nguy hiểm.

"Chúng tôi cũng có nhiều biện pháp nhằm hạn chế tình trạng ngập ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường, trong đó đảm bảo an toàn cho học sinh là trên hết. Nếu thời gian tới, mưa lớn xảy ra trong khung giờ học thì trường sẽ cho các em về sớm để tránh ngập", thầy Phạm Quang Vinh, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh, cho biết.

Tại buổi họp, lãnh đạo thành phố yêu cầu các phường, xã phải thành lập đội phản ứng nhanh giúp người dân ở khu vực ngập, thường xuyên khơi thông dòng chảy, thu gom rác tại miệng cống tránh tắc nghẽn khi mưa lớn...

"Đây chỉ là những biện pháp trước mắt, còn lâu dài chúng tôi kiên quyết di dời các hộ dân, công trình lấn chiếm kênh suối thoát nước, tiếp tục nạo vét nâng cấp hệ thống thoát nước, xây dựng một số hồ điều hòa... cũng như kiến nghị tỉnh sớm khởi động dự án thoát nước", ông Phạm Anh Dũng, Chủ tịch UBND TP Biên Hóa, nói.

Lãnh đạo TP Biên Hòa lo lắng an toàn của các em học sinh khi mưa ngập xảy ra. Ảnh: Phước Tuấn

Lãnh đạo TP Biên Hòa lo lắng an toàn của các em học sinh khi mưa ngập xảy ra. Ảnh: Phước Tuấn

Liên tiếp những ngày qua, mưa lớn kéo dài nhiều giờ gây ngậ nặng cho địa bàn trung tâm Biên Hòa, khiến giao thông rối loạn, cuộc sống của người dân đảo lộn... Nước còn cuốn xuống suối tử vong, gây sập cầu Ông Tình.

UBND TP Biên Hòa đã lên phương án xây mới cầu Ông Tình để nối lại giao thông đường Dã Tượng. Cầu mới được thiết kế bêtông cốt thép cùng hệ thống kè chống sạt lở với kinh phí đầu tư hơn 5 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong vòng một tháng.

Phước Tuấn

Chuyên trang mang đến những thông tin giáo dục nóng nhất tại Việt Nam. Chúc các bạn một ngày tốt lành!
Read More

Tối 28/9, kỳ thi tay nghề ASEAN lần thứ 11 bế mạc tại Malaysia. Đoàn Việt Nam giành 10 huy chương vàng, 5 bạc, 4 đồng và 15 chứng chỉ nghề xuất sắc. 6 nhóm nghề thí sinh Việt Nam giành huy chương vàng là Bảo trì máy CNC, Cơ điện tử, Điện tử, Thiết kế kỹ thuật cơ khí - CAD, Xây gạch, Tự động hóa công nghiệp.

viet-nam-gianh-10-huy-chuong-vang-thi-tay-nghe-asean

Đoàn Việt Nam có 44 thí sinh tranh tài tại hội thi tay nghề ASEAN lần thứ 11. Ảnh: TCDN.

Ông Cao Văn Sâm, Tổng cục phó Tổng cục Dạy nghề chia sẻ, đoàn Việt Nam đã rất nỗ lực, thí sinh vận dụng hiệu quả cao nhất kỹ năng nghề. Song các đoàn khác cũng có sự đầu tư không kém. Phần thắng được chia đều cho mỗi nước.

Diễn ra từ ngày 24 đến 26/9, cuộc thi tay nghề thu hút 280 thí sinh đến từ 9 nước trong khối ASEAN tranh tài ở 25 nghề. Đoàn Việt Nam có 44 thí sinh tham dự.

Phương Hòa

Chuyên trang mang đến những thông tin giáo dục nóng nhất tại Việt Nam. Chúc các bạn một ngày tốt lành!
Read More

Dự án trường mầm non xã Xuân Thiện được khởi công tháng 7/2010, chủ đầu tư là UBND xã. Theo thiết kế, ngôi trường gồm khu nhà hai tầng với 6 phòng học được xây dựng trên khu đất rộng khoảng 1.400 m2. Tổng vốn đầu tư ban đầu 3,5 tỷ đồng từ nguồn ngân sách, theo đề án chống xuống cấp trường lớp học của UBND tỉnh Ninh Bình.

truong-xay-do-dang-tre-phai-hoc-nho-nha-kho-hop-tac-xa

Trường mầm non Xuân Thiện được xây dựng dở dang rồi bỏ hoang 6 năm qua. Ảnh: Phương Vy.

Sau khoảng 4 tháng, đơn vị thi công xây dựng được phần thô tầng một với số tiền ước tính 1,5 tỷ đồng rồi ngừng hẳn vì thiếu vốn.

Việc xây dựng dở dang rồi bỏ hoang lâu ngày khiến cỏ dại mọc um tùm xung quanh công trình. Các bức tường bị rêu mốc phủ kín. Gia súc của người dân chăn thả tự do trong khu vực khiến công trình từng là niềm hy vọng của giáo viên, học sinh trong xã biến thành nhà hoang.

Theo đại diện chủ đầu tư, trong lộ trình kiên cố hóa trường lớp giai đoạn 2008- 2012, Xuân Thiện thuộc diện được hỗ trợ xây dựng trường mới do có 6 phòng học mầm non (ngôi trường cũ) xuống cấp trầm trọng. Tuy nhiên, chủ đầu tư không có kinh phí nên phụ thuộc toàn bộ vào ngân sách của tỉnh.

“Từ tháng 11/2010, đơn vị thi công ngừng hẳn do không được quyết toán. Đến nay họ cũng chưa nhận được đồng kinh phí nào”, ông Lê Kim Long, Chủ tịch xã Xuân Thiện nói.

truong-xay-do-dang-tre-phai-hoc-nho-nha-kho-hop-tac-xa-1

Người dân sống gần trường tận dụng các phòng làm nơi nhốt trâu, bò. Ảnh: Phương Vy.

Trường học cũ đã phá bỏ để bàn giao mặt bằng trong khi trường mới dở dang khiến giáo viên, học sinh trong xã gặp nhiều khó khăn trong công tác dạy và học.

Cô Đinh Thị Thu, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, toàn trường có bảy nhóm lớp với tổng số 162 trẻ. Trong đó năm nhóm lớp học tập trung tại trụ sở xã và hai nhóm lớp học ở khu lẻ, học tạm trong nhà kho.

Năm 2010, sau khi phá các phòng học cũ, UBND xã Xuân Thiện phải nhượng lại nơi làm việc là một dãy nhà cấp 4 cho trường. “Dãy nhà vốn là kho của hợp tác xã nông nghiệp cũ nên chật, xuống cấp. Chúng tôi phải bỏ kinh phí cải tạo thành năm phòng học cho các cháu. Với phòng khoảng 10m2 thì sử dụng cho 25-30 bé nhà trẻ còn phòng 30 m2 thì tận dụng cho 40 bé nhóm lớp mẫu giáo”, cô Thu nói.

Cô cho hay, có thời điểm 45 cháu mẫu giáo 5 tuổi phải chen chúc trong căn phòng 30 m2. Mùa đông còn đỡ chứ mùa hè nóng nực các cháu không có chỗ ngồi. Nhà trường buộc phải cải tạo thêm phòng hội trường của xã để tách lớp.

Việc các lớp mầm non học sát nơi làm việc của xã cũng làm cho cả hai phía gặp khó khăn. “Các cháu không được hát và vui chơi quá ồn ào, còn xã phải hạn chế sử dụng loa đài khi họp hành để tạo điều kiện cho con em”, nữ hiệu trưởng nói.

Từ năm 2014, chính quyền xã chuyển sang trụ sở mới làm việc, dãy nhà cấp bốn còn lại được bàn giao nốt cho nhà trường sử dụng làm phòng hiệu bộ, phòng hội đồng và cải tạo thêm nhà kho làm bếp nấu ăn bán trú cho các cháu.

truong-xay-do-dang-tre-phai-hoc-nho-nha-kho-hop-tac-xa-2

Không có trường, giáo viên và các bé phải học nhờ nhà kho hợp tác xã nông nghiệp cũ. Mỗi phòng khoảng 10 m2 là lớp học cho 25-30 trẻ. Ảnh: Phương Vy.

Dù biết nhà trường gặp khó khăn trong công tác dạy và học, nhưng đại diện chủ đầu tư vẫn chưa biết đến bao giờ mới có thể tái khởi động dự án. “Xuân Thiện là xã khó khăn nhất của huyện Kim Sơn, tổng thu ngân sách địa phương mỗi năm đạt khoảng 180 triệu đồng, quỹ đất lại không còn để đấu giá nên nếu không có hỗ trợ sẽ không thể hoàn thiện trường mầm non”, ông Long cho biết thêm.

Cũng theo ông Long, hiện tại tổng số vốn đầu tư của công trình được đội lên khoảng 7 tỷ đồng. Nếu tính cả kinh phí xây dựng phòng hiệu bộ và các phòng chức năng thì con số này phải gần 10 tỷ nên càng khó hơn. “Chúng tôi đã nhiều lần ý kiến trong các cuộc tiếp xúc cử tri và kỳ họp HĐND tỉnh cũng như có văn bản gửi huyện Kim Sơn, nhưng chưa có kết quả”, Chủ tịch xã Xuân Thiện nói.

Phương Vy

Chuyên trang mang đến những thông tin giáo dục nóng nhất tại Việt Nam. Chúc các bạn một ngày tốt lành!
Read More
10-dieu-thu-vi-ve-dai-hoc-harvard

Bức tượng nổi tiếng John Harvard. Ảnh: Boggling Facts

Dưới đây là 10 điều thú vị về Đại học Harvard mà Boggling Facts đã “phát hiện” ra.

1. Trường có hơn 360.000 cựu sinh viên trải khắp thế giới.

2. Là một trong những trường có tỷ lệ chọi cao nhất, Đại học Harvard chỉ nhận khoảng 6% trong tổng số hồ sơ nộp học.

3. Mức lương khởi điểm trung bình của sinh viên tốt nghiệp Harvard là 60.000 USD.

4. Đã có 8 tổng thống Mỹ tốt nghiệp từ Harvard, đó là John Adams, John Quincy Adams, Theodore Roosevelt, Franklin Roosevelt, John F. Kennedy, George W. Bush, Rutherford Hayes và Barack Obama.

5. John Harvard, biểu tượng của trường, tặng toàn bộ bộ sưu tập 400 cuốn sách và một nửa số tài sản của mình cho trường.

6. Vào năm 2013, hỗ trợ tài chính của Harvard cho sinh viên đạt con số kỷ lục mới là 182 triệu USD.

7. Trường được thành lập vào năm 1636 và là trường đại học đầu tiên của Mỹ.

8. Trong số người ký Bản tuyên ngôn Độc lập nước Mỹ, có 8 người tốt nghiệp từ Harvard.

9. Trường đã bắt đầu dạy sinh viên trước khi môn giải tích ra đời.

10. 38% sinh viên Harvard không theo tôn giáo.

Quỳnh Linh

Chuyên trang mang đến những thông tin giáo dục nóng nhất tại Việt Nam. Chúc các bạn một ngày tốt lành!
Read More

Chị Tô Thị Quỳnh Giao có con học xong chương trình tiểu học tại trường Tiểu học Lý Đạo Thành, TP Sóc Trăng. Năm học 2016 - 2017, hay tin con trai Lâm Sơn Vũ được tuyển vào lớp 6 ở một trường THCS trên địa bàn, chị rất vui.

"Mừng chưa lâu thì mấy ngày sau khai giảng, giáo viên chủ nhiệm mời tôi đến thông báo con tôi chưa biết đọc, viết nên không thể học lớp 6. Họ đề nghị cho cháu về lại trường cũ học chương trình lớp 1", chị Giáo nói.

Kiểm tra thực tế khả năng của Vũ, nhiều người bất ngờ khi em không thể viết được tên của mẹ mình, dù được mọi người xung quanh đánh vần cho từng chữ.

Theo gia đình, trong hai năm Vũ học cuối cấp tiểu học, họ có phát hiện kiến thức của con không đạt nên yêu cầu trường cho em ở lại lớp, nhưng không được chấp nhận. "Trường nói con tôi đủ số điểm để lên lớp, chỉ cần phụ đạo thêm kiến thức là ổn, nhưng giờ sự việc ra thế này tôi cũng không biết phải làm sao", chị Giao tâm sự.

Trường Tiểu học Lê Hồng Phong có nhiều học sinh lớp 3 nhưng không biết đọc. Ảnh: Phúc Hưng

Trường Tiểu học Lê Hồng Phong có nhiều học sinh lớp 3 nhưng không biết đọc. Ảnh: Phúc Hưng

Bị từ chối nhận vào lớp 6, Vũ được trả về trường cũ và được nhà trường bố trí học lại, nhưng hiện em đã bỏ học.

Cô Nguyễn Huỳnh Ngọc Hạnh, Hiệu trưởng trường Tiểu học Lý Đạo Thành xác nhận về trường hợp của Vũ là có thật, đồng thời cho biết, khi tiếp nhận lại Vũ, trường khắc phục bằng cách mỗi buổi sáng cử một giáo viên kèm riêng cho em, bắt đầu từ chương trình lớp 1.

"Chúng tôi đang liên hệ với gia đình để vận động em tiếp tục đến trường", cô Hạnh nói và cho biết khâu kiểm tra chất lượng hàng năm được nhà trường làm rất kỹ lưỡng, nhưng trường hợp của Vũ là do một phần lỗi của nhà trường vì quá tin tưởng vào giáo viên.

Trường hợp của Vũ không phải là cá biệt ở TP Sóc Trăng, thầy cô giáo ở trường Tiểu học Lê Hồng Phong cũng đang đau đầu vì trường này có 8 em học lớp 3 mà không biết đọc, hơn 10 em đọc chữ còn phải đánh vần.

Hồi đầu năm học, nhiều học sinh được lên lớp 2 ở trường Tiểu học thị trấn Lịch Hội Thượng A (huyện Trần Đề, Sóc Trăng) cũng không biết đọc, viết nên phụ huynh làm đơn xin cho con ở lại lớp 1. 

Các trường tiểu học trên đều đạt chuẩn quốc gia về giáo dục. Một số giáo viên cho biết, việc giao chỉ tiêu và áp lực của trường chuẩn quốc gia là rất lớn. "Cuối năm, mỗi lớp học sinh lưu ban không được quá một em. Đây cũng là nguyên nhân khiến giáo viên, nhà trường chạy theo thành tích mà quên đi chất lượng giảng dạy", giáo viên chia sẻ.

Trước thực trạng có nhiều học sinh cấp tiểu học không biết đọc, viết nhưng vẫn được lên lớp, trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Sóc Trăng Dương Thị Ngọc Diễm lý giải là do đặc thù của địa phương có đông con em đông bào Khmer, khả năng tiếp thu của các em còn nhiều yếu kém, mặt khác do năng lực của giáo viên hạn chế. 

"Phòng đã chỉ đạo các trường có biện pháp nhằm giúp học sinh phụ đạo thêm kiến thức, đồng thời giảng dạy theo tiêu chí chất lượng", bà Diễm nói.

Trao đổi với VnExpress, bà Nguyễn Thị Tuyết Hà, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng, thừa nhận thực tế ở một số trường tiểu học trên địa bàn để xảy ra tình trạng trên. "Việc này không riêng ở thành phố, mà ngay ở các vùng nông thôn cũng có nhưng chỉ chiếm số ít. Tuy nhiên, đây là sơ sót lớn cần được chấn chỉnh sớm", bà Hà nói và cho biết đã chỉ đạo ngành giáo dục tỉnh tăng cường đến cơ sở kiểm tra, tổng hợp để báo cáo đến UBND tỉnh.

Phúc Hưng

Chuyên trang mang đến những thông tin giáo dục nóng nhất tại Việt Nam. Chúc các bạn một ngày tốt lành!
Read More

Ngày 25/9, Fanpage chính thức của cuộc thi Hoa hậu Trái đất (Miss Earth 2016) đăng tải video giới thiệu bản thân và trả lời một số câu hỏi từ ban tổ chức của đại diện Việt Nam - Nguyễn Thị Lệ Nam Em. Ngay sau đó, khả năng nói tiếng Anh của các người đẹp Việt tại đấu trường nhan sắc quốc tế trở thành đề tài nóng trên mạng xã hội.

Là giáo viên đào tạo phát âm tiếng Anh lâu năm tại Hà Nội, cô Moon Nguyễn đã phân tích những điểm được và chưa được trong nói tiếng Anh của người đẹp, đồng thời nêu ra một số hướng khắc phục cho Nam Em và người học tiếng Anh nói chung.

“Nghe xong bài giới thiệu của Nam Em, dưới góc độ của một giáo viên dạy phát âm, mình thấy vài nhận xét sơ bộ như sau:
Bài giới thiệu về cơ bản thoạt nghe thì êm tai nhưng thiếu sự rõ ràng (mà rõ ràng là điểm mấu chốt trong giao tiếp). Nếu không có phụ đề, mình chỉ hiểu được khoảng 20 – 30% nội dung bài nói.
1. Điểm tốt đi trước

Theo cô Moon, Nam Em có chất giọng hay, nhẹ nhàng. Khi nói không bị đều đều như phần lớn người Việt Nam. Bài nói có nhịp điệu nghe khá vừa tai và êm ái, những câu dài được tách ngắt nghỉ khá đúng chỗ.

Tuy nhiên, bài nói thiếu sự rõ ràng (mà rõ ràng là điểm mấu chốt trong giao tiếp). Nếu không có phụ đề, cô Moon chỉ hiểu được khoảng 20-30% nội dung. Cô giáo này cho rằng Nam Em cần cải thiện 3 điểm. Thứ nhất là các từ có âm gió hầu như Nam Em chưa làm rõ được như: join; region, as (trong as well as), passion, waste /st/; english /sh/; speech; years /z/; conserve... Thiếu hoặc không làm chính xác những âm này khiến cho bài nói của người đẹp gây khó hiểu cho người nghe.

Thứ hai, bài nói có nhiều lỗi về nguyên âm gây khó hiểu, chủ yếu gặp ở âm diphthongs /ou/ và /ei/ như: old, only (đọc là on + li kiểu tiếng Việt); hometown, most (đọc thành âm o); save (âm ei đọc như âm e); behavioral (âm ei ở ha cũng có vấn đề). Chuyển động môi của người đẹp khá tốt nhưng chuyển động hàm và cơ miệng chưa rõ ràng đối với nguyên âm. Có một từ là "calm" người đẹp đọc thành “kem”, âm này phải là âm /o/ hạ hàm trong tiếng Mỹ, âm “l” câm. Từ "protection" không rõ ràng do trọng âm chính /tek/ không được làm rõ.

Thứ ba, lỗi cơ bản nhất người đẹp mắc phải là trọng âm. Người đẹp này có xu hướng hất giọng lên ở cuối mỗi từ hoặc cụm từ, và đặc biệt nhấn luôn vào âm tiết cuối các từ, khiến người nghe có thể bị hiểu nhầm đó là trọng âm của từ. Ví dụ từ "environment", trọng âm ở âm thứ 2 (vai), người đẹp nhấn khá mạnh mà nói cao/to/rõ ràng âm cuối "ment". Hoặc từ “people” (nhấn mạnh vào âm 2 thay vì trọng âm đầu); contribute (trọng âm ở âm 2, nhưng lại nói âm thứ 3 cao/to hơn các âm còn lại); definitely (nhấn vào nite, thay vì âm đầu "de").

"Không thể phủ nhận Nam Em có chất giọng nhẹ nhàng, nói đúng các cụm từ, không bị ngắt quãng giật cục, biết cách nhấn những từ quan trọng trong câu. Tuy nhiên, nếu em ấy biết các nhấn trọng âm chuẩn, làm rõ nguyên âm và âm cuối của từ, đặc biệt là âm gió, thì tiếng Anh của em nghe sẽ rõ và hay hơn nhiều!”, cô Moon chia sẻ.

Trao đổi với VnExpress về video giới thiệu bản thân, Nam Em cho biết sẵn sàng đón nhận những góp ý của mọi người về tiếng Anh. Hoa khôi Đồng bằng sông Cửu Long 2014 đã tích cực trau dồi ngoại ngữ khoảng nửa năm nay, trước đó cô không có nhiều cơ hội phát triển các kỹ năng do điều kiện sống ở quê không thuận lợi.

“Em càng học thì càng thích tiếng Anh. Em thấy nhiều người Việt hay tự ti và sợ sai khi nói tiếng Anh, nhưng em thì ngược lại. Em nghĩ sau mỗi lần nói, biết mình sai ở đâu sẽ dễ dàng sửa để tiến bộ hơn”, người đẹp chia sẻ.

Nam Em cũng tự tin sẽ giao tiếp tốt với bạn bè quốc tế trong quá trình tham gia cuộc thi, xem đây là cơ hội để không chỉ rèn luyện tiếng Anh mà còn nâng cao tri thức. 

Nguyễn Thị Lệ Nam Em sẽ đại diện Việt Nam dự thi Hoa hậu Trái đất (Miss Earth 2016) tại Phillipines vào tháng 10 tới.

Quang Nguyen - Phiêu Linh

Chuyên trang mang đến những thông tin giáo dục nóng nhất tại Việt Nam. Chúc các bạn một ngày tốt lành!
Read More
10-dieu-thu-vi-ve-dai-hoc-harvard

Bức tượng John Harvard, người sáng lập ra trường. Ảnh: Boggling Facts

Dưới đây là 10 điều thú vị về Đại học Harvard mà Boggling Facts đã “phát hiện” ra.

1. Trường có hơn 360.000 cựu sinh viên trải khắp thế giới.

2. Là một trong những trường có tỷ lệ chọi cao nhất, Đại học Harvard chỉ nhận khoảng 6% trong tổng số hồ sơ nộp học.

3. Mức lương khởi điểm trung bình của sinh viên tốt nghiệp Harvard là 60.000 USD.

4. Đã có 8 tổng thống Mỹ tốt nghiệp từ Harvard, đó là John Adams, John Quincy Adams, Theodore Roosevelt, Franklin Roosevelt, John F. Kennedy, George W. Bush, Rutherford Hayes và Barack Obama.

5. John Harvard, người sáng lập ra trường, đã tặng toàn bộ bộ sưu tập 400 cuốn sách và một nửa số tài sản của mình cho trường.

6. Vào năm 2013, hỗ trợ tài chính của Harvard cho sinh viên đạt con số kỷ lục mới là 182 triệu USD.

7. Trường được thành lập vào năm 1636 và là trường đại học đầu tiên của Mỹ.

8. Trong số người ký Bản tuyên ngôn Độc lập nước Mỹ, có 8 người tốt nghiệp từ Harvard.

9. Trường đã bắt đầu dạy sinh viên trước khi môn giải tích ra đời.

10. 38% sinh viên Harvard không theo tôn giáo.

Quỳnh Linh

Chuyên trang mang đến những thông tin giáo dục nóng nhất tại Việt Nam. Chúc các bạn một ngày tốt lành!
Read More

Tác giả Nguyễn Xuân Quang chia sẻ tình huống dở khóc, dở cười vì lỗi sử dụng ngôn ngữ khi ở Mỹ.

Khi còn học và làm việc ở nước ngoài, mình phải giao tiếp rất nhiều với người bản xứ. Với vốn ngoại ngữ nghèo nàn tích lũy trong nước, rất nhiều trường hợp mình bị rơi vào tình huống xấu hổ do lỗi sử dụng ngôn ngữ. Một trong những lỗi nghiêm trọng liên quan tới từ “please”.

“Please” trong tiếng Anh thường là thán từ, không có nghĩa, nhưng lại rất có ý nghĩa. Nó thể hiện thái độ của người nói với người nghe.

please-don-gian-nhung-hieu-qua
 

Ở Việt Nam, chúng ta thường được học những câu như “can you please…”, “could you please…”, ngắn gọn là trong bối cảnh mình là người hỏi. Mình bị bối rối trong trường hợp ngược lại - là người trả lời. Dưới đây là một tình huống như thế:

Đi Meijer (siêu thị), sau khi check out, người bán hàng hói:

“Do you want to bag the items?”.

“Yes”, mình trả lời.

Và luôn nhận được một cái nhìn không mấy thiện cảm.

Một lần, đi với cô Moon, mình lặp lại câu trả lời tương tự. Cô Moon mới nhắc “you should say yes, please, because she served you. It shows your politeness”.

Always say PLEASE! (and Thank you)

Từ đó về sau, mình luôn trả lời có từ “please” ở đằng sau. Đi ăn hàng, người ta hỏi “Do you want the main course?” “Yes, please” mình trả lời. Đi mua xăng, người ta hỏi “Do you want the regular type?”. “Yes, please”. Lên xe bus, có người lên sau hỏi “Can I sit here?”, “Yes, please”. Và luôn nhận được một ánh mắt đầy thiện cảm… Oh, please.

Nguyễn Xuân Quang 

Chuyên trang mang đến những thông tin giáo dục nóng nhất tại Việt Nam. Chúc các bạn một ngày tốt lành!
Read More

Nguyễn Kiều Anh, sinh viên năm cuối khoa tiếng Nhật, Đại học Hà Nội, là một trong 80 sinh viên được nhận học bổng FUYO ngày 26/9 tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

nu-sinh-gioi-tieng-nhat-nho-dich-truyen-tranh

Kiều Anh đại diện cho 80 sinh viên xuất sắc nhận học bổng FUYO phát biểu. Ảnh: Thanh Tâm.

Sinh ra trong gia đình có nhiều khó khăn ở Chương Mỹ (Hà Nội), Kiều Anh luôn đặt mục tiêu phải có việc làm tốt để đỡ đần bố mẹ. Khi đăng ký thi đại học, em chọn ngành tiếng Nhật bởi biết Việt Nam có quan hệ ngoại giao rất gần gũi với Nhật Bản, các công ty Nhật mở ra ở Việt Nam ngày càng nhiều. Học tiếng Nhật sẽ giúp em có nhiều cơ hội việc làm.

Học đến năm 2 đại học, gia đình Kiều Anh nhận được hung tin bố em mắc bệnh hiểm nghèo. Thấy bố đau ốm, mẹ suy sụp, em chỉ muốn ở nhà. Nhưng rồi chính bố lại là động lực khiến em hạ quyết tâm phải trở thành sinh viên giỏi khi ra trường để bố mẹ tự hào.

Kiều Anh chia sẻ “em chưa kịp làm bố tự hào thì bố đã ra đi mãi mãi”. Đầu năm 2016, sau gần hai năm chống chọi với bệnh tật, bố Kiều Anh qua đời. Đau đớn, em càng quyết tâm hơn gấp nhiều lần để bố ở nơi xa được yên lòng.

Khi mới bắt đầu môn học đầu tiên ở trường đại học, Kiều Anh thực sự choáng bởi vừa bước vào lớp, cô giáo đã chỉ dùng tiếng Nhật. Mặc dù thi đỗ vào ngành này, nhưng trước đó, em chưa từng học qua tiếng Nhật mà chỉ được tiếp xúc với tiếng Anh. Không hiểu cô nói gì, nhưng em lại thấy cô nói rất hay, thấy mình đã không chọn sai ngành.

Suốt 4 năm đại học, Kiều Anh luôn đề cao tinh thần tự học. Em nhận thức thầy cô đóng vai trò hướng dẫn và truyền cảm hứng, sinh viên phải tự nghiên cứu, tìm tòi để có thể mở rộng vấn đề, nâng cao kiến thức. Đặc biệt với những môn ngoại ngữ, nếu không tự học thì dù có đi học thêm ở trung tâm, sinh viên cũng sẽ không bao giờ có thể nâng cao kỹ năng cho bản thân.

Học tiếng Nhật khó bởi cấu trúc ngữ pháp khác hoàn toàn so với tiếng Việt hay tiếng Anh. Kiều Anh thường có thói quen dịch truyện tranh để nâng cao ngữ pháp và từ vựng. Việc dịch truyện tranh vừa đem lại cho em kiến thức, vừa giúp em bớt đi căng thẳng trong quá trình học tập. Ngoài ra, em cũng đi làm thêm ở các trung tâm dạy tiếng để kiếm thêm thu nhập. 

Bùi Minh Hằng, bạn học của Kiều Anh nhận xét: “Kiều Anh chăm chỉ và mạnh mẽ. Dù phải trải qua nhiều khó khăn nhưng bạn ấy luôn cố gắng vượt qua”.

nu-sinh-gioi-tieng-nhat-nho-dich-truyen-tranh-1

Kiều Anh có thói quen dịch truyện tranh Nhật để học từ vựng và ngữ pháp tiếng Nhật.

Luôn tự nhắc mình bằng câu nói trong cuốn sách “Trên đường băng” của Tony Buổi Sáng "Đất nước hóa rồng, hãy kiêu hãnh là một hồng cầu, đừng là khúc ruột thừa của con rồng ấy”, Kiều Anh quyết tâm phải trở thành “hồng cầu”, góp phần giúp đất nước hội nhập, phát triển.

Hiện Kiều Anh là sinh viên giỏi của Đại học Hà Nội, đã có chứng chỉ N2 từ kỳ thi năng lực tiếng Nhật và đang phấn đấu để đạt N1 (mức độ khó nhất của kỳ thi). Em đang tìm kiếm những học bổng du học Nhật Bản để sau khi ra trường có cơ hội học thạc sĩ ở đất nước này.

Nói về nghề nghiệp trong tương lai, Kiều Anh mong muốn được trở thành giảng viên tiếng Nhật. Em hy vọng, tiếng Nhật sẽ phổ biến hơn ở Việt Nam.

Học bổng FUYO lần thứ 19 được trao cho 80 sinh viên có thành tích học tập xuất sắc đến từ 27 trường đại học trên cả nước. Mỗi suất học bổng trị giá 300 đôla. Lễ trao học bổng năm nay diễn ra vào ngày 26/9, do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng tập đoàn FUYO Nhật Bản tổ chức. 

Thanh Tâm

Chuyên trang mang đến những thông tin giáo dục nóng nhất tại Việt Nam. Chúc các bạn một ngày tốt lành!
Read More

Christopher Bannon đã sáng tác cuốn sách hướng dẫn với 10 cách để sống sót qua lớp 3 trong một bài tập về nhà. Melissa Barvels, mẹ Christopher, cho biết con trai lấy cảm hứng từ cuốn “Hướng dẫn sống sót ở trường của Amelia” (tác giả Marissa Moss). 

Christopher khuyên đừng vô tình gọi giáo viên là cha mẹ vì thầy cô có thể giao thêm bài tập về nhà nếu họ là cha mẹ bạn. Em cũng cho rằng cách thoát khỏi nỗi khỗ có một bức ảnh xấu hổ dán trên tủ lạnh là trông thật đẹp trong ngày chụp ảnh ở trường. Mẹ em cho biết đây là lời gợi ý cô thích trong danh sách con trai viết ra.

Cô Barvels đã nói với Huffington Post ngày 26/9: “Cậu bé đã đúng. Trông thật đẹp trong ngày chụp ảnh là rất quan trọng. Chúng tôi có khoảng 8 miếng dính tủ lạnh với hình của Christopher từ các lớp học và hoạt động thể thao. Cháu trông thật tuyệt ở tất cả bức hình nhưng tôi thì chỉ được một vài tấm”. Người mẹ cũng nghĩ rằng con trai nên sáng tác ra cuốn hướng dẫn để sống sót cho mỗi lớp học khi lớn hơn.

“Điều này thật sự rất thú vị và tôi nghĩ rằng những đứa trẻ khác có thể sử dụng lời khuyên đó để học tốt và tránh được rắc rối. Tôi nghĩ rằng Christopher sẽ tiếp tục sáng tác nói chung. Cháu rất thích viết và thấy phản ứng của mọi người với tác phẩm của mình”, cô Barvels chia sẻ.

>>

Quỳnh Linh

Chuyên trang mang đến những thông tin giáo dục nóng nhất tại Việt Nam. Chúc các bạn một ngày tốt lành!
Read More

Thứ năm, 29/9/2016 | 00:00 GMT+7

|

Thứ năm, 29/9/2016 | 00:00 GMT+7

|

Thay vì thi 8 môn như năm 2016, thí sinh năm tới sẽ thi 5 bài, gồm 3 bài độc lập Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và hai bài thi tổ hợp gồm Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).

Thi THPT quốc gia 2017 thay đổi thế nào

Tiến Thành - Hoàng Phương

Chuyên trang mang đến những thông tin giáo dục nóng nhất tại Việt Nam. Chúc các bạn một ngày tốt lành!
Read More

Chiều 28/9, sau khi công bố phương án thi THPT quốc gia 2017, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giải đáp nhiều câu hỏi của báo giới. 

- Phương án thi chính thức đã có, việc chuẩn bị ngân hàng đề thi hiện Bộ chuẩn bị đến đâu?

- Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Khảo thí và Kiểm định chất lượng: Công tác xây dựng đề thi cho hình thức trắc nghiệm được Bộ kiên trì chuẩn bị nhiều năm, trên cơ sở phương thức thi phù hợp với việc dạy học trong trường THPT. Từ năm 2007, Bộ đã bắt đầu thi trắc nghiệm với 4 môn gồm Lý, Hóa, Sinh, Ngoại ngữ và ghi nhận những thành công. Còn có những băn khoăn về thi trắc nghiệm Toán học thì trong sách giáo khoa đã có sử dụng những bài tập trắc nghiệm kết hợp tự luận phù hợp.

Hiện nay, việc xây dựng ngân hàng câu hỏi gồm thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy ở các trường, có nhiều kinh nghiệm nhiều năm tham gia xây dựng đề thi với Bộ; chuyên gia nghiên cứu, giảng viên đại học. Ngân hàng câu hỏi lớn được chuẩn bị có lộ trình chứ không phải xuất phát từ con số 0, ngoài ra còn kế thừa ngân hàng câu hỏi của Đại học Quốc gia Hà Nội. Từ nay đến tháng 5/2017, ngân hàng đề thi sẽ được chuẩn bị chu đáo để đảm bảo mỗi em một đề thi riêng.

Hai năm qua, đề thi được thiết kế ở mức độ cơ bản nhằm phục vụ cho hai mục đích xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học. Tỷ lệ kiến thức cơ bản khoảng 60% và kiến thức nâng cao khoảng 40%. Năm nay, Bộ sẽ có sự tính toán cụ thể để tỷ lệ kiến thức hợp lý hơn.

thi-thpt-quoc-gia-se-tien-dan-den-trac-nghiem-tren-may-tinh

Lãnh đạo Bộ Giáo dục thay nhau trả lời câu hỏi của phóng viên trong họp báo công bố phương án thi THPT quốc gia chiều 28/9. Ảnh: Ngọc Thành.

- Vì sao bài thi Ngoại ngữ tăng câu hỏi từ 40 trong dự thảo lên 50 trong phương án chính thức mà thời gian thi vẫn giữ nguyên 60 phút?

- Ông Mai Văn Trinh: Sau khi đưa ra dự thảo, Bộ đã tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, thầy cô giáo và có sự điều chỉnh. Bài thi Ngoại ngữ từ 40 câu trong dự thảo tăng lên 50 câu, làm trong 60 phút ở phương án chính thức. Số câu hỏi môn thành phần trong hai bài thi Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội cũng tăng từ 20 lên 40 câu, thời lượng thi tăng lên 50 phút/môn. Sự điều chỉnh này để cho phù hợp với thiết kế đề thi năm nay.

- Việc thi trắc nghiệm "đánh bừa" cũng có xác suất chính xác 25%. Tại sao phương án thi không tăng điểm liệt từ 2 trở lên mà vẫn giữ nguyên 1?

- Ông Mai Văn Trinh: Hai năm qua, điểm liệt 1 điểm của mỗi môn thi tính theo thang điểm 10 là hợp lý. Theo phương án kỳ thi 2017, điểm liệt 1 điểm dùng tính cho bài thi độc lập (thang điểm 10) và mỗi môn thành phần (thang điểm 10) trong hai bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội. Thực tế phân tích tại các kỳ thi vừa qua cho thấy điểm liệt 1 điểm là hợp lý.

- Tăng nguyện vọng của thí sinh khi xét tuyển đại học sẽ khiến tỷ lệ ảo tăng cao hơn. Bộ dự kiến hỗ trợ các trường ra sao?

- Ông Mai Văn Trinh: Qua các năm, Bộ đã điều chỉnh, nâng cấp phần mềm tuyển sinh cho phù hợp hơn. Phần mềm tuyển sinh năm nay có nhiều phân hệ, trong đó có phân hệ giúp các trường lọc ra danh sách dự kiến trúng tuyển. Trường căn cứ vào điều kiện để quyết định số thí sinh trúng tuyển nên sẽ giảm được tình trạng ảo.

- Kỳ thi với 4 môn trắc nghiệm gây lo lắng về việc bùng nổ các lò luyện thi. Bộ sẽ quản lý việc này thế nào?

- Ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Giáo dục Trung học: Lâu nay vẫn tồn tại một số trung tâm luyện thi. Bộ sẽ có biện pháp kết hợp với các ngành chức năng giám sát, quản lý việc này.

Học sinh cũng không cần lo lắng nhiều. Trong dạy học ở bậc phổ thông, Bộ đã có những chỉ đạo các trường phải luôn kết hợp tốt tự luận và trắc nghiệm ở các mức độ để đánh giá kiến thức học sinh suốt cả quá trình. Trong kỳ thi THPT quốc gia, Bộ cũng yêu cầu xây dựng ma trận đề có mức độ, tương ứng với việc học và ôn tập trong các trường. Tôi tin rắng, các trường sẽ ôn luyện đủ cho thí sinh để các em không phải tìm đến lò luyện. Em nào ôn tập tốt thì sẽ làm bài tốt.

- Lộ trình thay đổi cho kỳ thi ở những năm tiếp theo thế nào?

- Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Việc đổi mới kỳ thi THPT quốc gia không thể làm một lúc mà phải theo lộ trình để không gây sốc cho thí sinh. Bộ đã có lộ trình đổi mới cho 3 năm từ 2015 đến 2017. Năm 2015 đổi mới phương thức thi. Năm 2017 đổi mới phương thức làm bài thi từ tự luận sang trắc nghiệm. Phương thức thi năm 2017 sẽ là cơ sở để chúng ta tiệm cận dần đến việc thi trắc nghiệm trên máy thay vì trên giấy. Bài thi cũng chuyển dần từ phương thức tổ hợp sang tích hợp, tiến tới đổi mới căn bản, toàn diện kỳ thi THPT quốc gia.

Học sinh, phụ huynh cứ yên tâm vì kỳ thi này chắc chắn sẽ rất nhẹ nhàng. Phương án thi này là thông báo chính thức để các trường, sở chuẩn bị, cũng là cơ sở để Bộ đưa ra quy chế thi THPT quốc gia năm 2017.

Hoàng Phương ghi

Chuyên trang mang đến những thông tin giáo dục nóng nhất tại Việt Nam. Chúc các bạn một ngày tốt lành!
Read More

Chiều 28/9, Cục trưởng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục) cho biết số câu hỏi của mỗi môn thành phần trong bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội tăng từ 20 như trong dự thảo lên 40, Ngoại ngữ từ 40 lên 50, không gây sốc.

Trần Quang

Ý kiến bạn đọc ()

Chuyên trang mang đến những thông tin giáo dục nóng nhất tại Việt Nam. Chúc các bạn một ngày tốt lành!
Read More

Chiều 28/9, TS Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Giáo dục Trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) khẳng định việc tồn tại các trung tâm luyện thi không phụ thuộc vào việc chuyển sang hình thức thi trắc nghiệm.

Trần Quang

Ý kiến bạn đọc ()

Chuyên trang mang đến những thông tin giáo dục nóng nhất tại Việt Nam. Chúc các bạn một ngày tốt lành!
Read More

TOEIC là bài thi chuẩn hóa nhằm kiểm tra trình độ ngôn ngữ tiếng Anh được quốc tế công nhận. Chứng chỉ TOEIC có tác dụng đánh giá kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong môi trường làm việc của những người không nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ. Hầu hết ứng viên làm việc cho các công ty quốc tế thi TOEIC để có được một vị trí tốt hơn trên thị trường lao động hoặc được nhận vào hệ thống đào tạo quốc tế.

Hiện nay, hình thức phổ biến nhất là bài thi trắc nghiệm trên giấy TOEIC Listening and Reading (đánh giá kỹ năng Nghe và Đọc).

Cấu trúc và thời gian làm bài

chung-chi-toeic-la-gi

Cấu trúc bài thi truyền thống. Ảnh: Thanh Tâm

Bài thi TOEIC kéo dài hai tiếng, gồm hai phần lần lượt là Nghe (Listening) và Đọc (Reading). Mỗi phần bao gồm 4 bài tập và 100 câu hỏi. Trong đó mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, trả lời sai không bị trừ điểm, mỗi đoạn ghi âm chỉ được phát một lần.

chung-chi-toeic-la-gi-1

Cấu trúc phần Nghe của bài thi TOEIC. Ảnh: Thanh Tâm

Không giống các kỳ thi khác, thời gian giới hạn của kỳ thi TOEIC được phân bố dựa vào các phần chứ không phải dựa vào từng bài tập. Phần Nghe kéo dài 45 phút, phần Đọc kéo dài 75 phút.

Đối với phần Nghe, bạn phải điền đáp án vào phiếu trả lời ngay sau mỗi phần ghi âm được nghe. Tuy nhiên, đối với phần Đọc, bạn có thể phân chia thời gian giữa 4 bài tập phải hoàn thành. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức: bạn cần tránh mất nhiều thời gian cho những câu hỏi đầu tiên.

chung-chi-toeic-la-gi-2

Cấu trúc phần Đọc của bài thi TOEIC. Ảnh: Thanh Tâm

Cách tính điểm TOEIC

Mỗi phần bao gồm 100 câu hỏi. Mỗi ứng viên sẽ có từ 5 đến 495 điểm cho mỗi phần. Điểm TOEIC cuối cùng là tổng điểm giữa hai phần. Số điểm cao nhất mà bạn có thể đạt được là 990, số điểm thấp nhất là 10.

Bạn sẽ phải điền 200 đáp án vào phiếu trả lời được cung cấp đầu giờ. Đáp án được coi là hợp lệ nếu được tô bút chì đầy ô, bút chì được cung cấp cùng phiếu trả lời.

Phiêu Linh - Thanh Tâm 

Chuyên trang mang đến những thông tin giáo dục nóng nhất tại Việt Nam. Chúc các bạn một ngày tốt lành!
Read More

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 22 sửa đổi, bổ sung 13 điều trong tổng số 20 điều của Thông tư 30 về đánh giá học sinh tiểu học, có hiệu lực từ 6/11. Theo đó, giáo viên vẫn đánh giá học sinh thường xuyên bằng nhận xét và đánh giá định kỳ bằng điểm số.

Đánh giá bằng nhận xét kết hợp lời nói

Việc đánh giá thường xuyên quá trình học tập, năng lực, phẩm chất của học sinh được kết hợp bởi đánh giá của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh, trong đó của giáo viên quan trọng nhất. Giáo viên dùng lời nói chỉ cho học sinh biết chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, căn cứ vào biểu hiện, kỹ năng, thái độ của học sinh để đánh giá năng lực phẩm chất. Hiệu trưởng các trường cần tôn trọng quyền tự chủ của giáo viên trong việc đánh giá học sinh.

Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập, về biểu hiện năng lực, phẩm chất của bạn. Thông tư khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện.

bo-giao-duc-sua-thong-tu-30-ve-danh-gia-hoc-sinh-tieu-hoc

Thông tư sửa đổi trao quyền chủ động hơn cho giáo viên trong việc đánh giá học sinh tiểu học. Ảnh: Nguyễn Đông.

Đánh giá bằng bài kiểm tra định kỳ

Việc đánh giá định kỳ bằng điểm số tiến hành vào giữa kỳ, cuối kỳ 1, giữa học kỳ 2 và cuối năm học. Căn cứ vào việc đánh giá thường xuyên, giáo viên đánh giá từng môn học, hoạt động theo 3 mức: Hoàn thành tốt là thực hiện tốt các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục; Hoàn thành thực hiện được các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục; Chưa hoàn thành là chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục.

Các môn Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc có 2 bài kiểm tra định kỳ vào cuối học kỳ 1 và cuối năm học. Học sinh lớp 4, 5 có thêm bài kiểm tra định kỳ Tiếng Việt, Toán giữa học kỳ 1 và giữa học kỳ 2, tổng cộng 4 bài. Học sinh lớp 5 thi kiểm tra định kỳ cuối năm, tổ chuyên môn nhà trường ra đề, khi coi và chấm thi sẽ có sự tham gia của giáo viên trường THCS trên địa bàn.

Đề kiểm tra định kỳ được thiết kế theo 4 mức từ 1 đến 4. Mức 1 là nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kỹ năng đã học. Mức 2 là hiểu kiến thức, kỹ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của cá nhân. Mức 3 là biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống. Mức 4 là vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt.

Giáo viên sửa lỗi, nhận xét và cho điểm bài kiểm tra theo thang điểm 10, không cho điểm không, không cho điểm thập phân. Bài kiểm tra được trả lại cho học sinh, song điểm định kỳ không được dùng để so sánh học sinh với nhau. Nếu kết quả kiểm tra có bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả.

Năng lực, phẩm chất của học sinh được đánh giá theo 3 mức. Mức tốt là đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên. Mức đạt là đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên. Mức cần cố gắng là chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.

Giảm tải sổ sách cho giáo viên

Thông tư sửa đổi bỏ Sổ theo dõi chất lượng giáo dục, hồ sơ đánh giá học sinh chỉ còn Học bạ và Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp. Giữa và cuối kỳ, giáo viên ghi kết quả đánh giá vào Bảng tổng hợp, giữ tại trường. Cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm ghi kết quả của học sinh vào Học bạ, lưu lại trường suốt 5 năm tiểu học và giao lại khi học sinh chuyển trường hoặc chuyển cấp.

Học sinh được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học phải đạt điều kiện: học tập phải đạt đánh giá hoàn thành tốt hoặc hoàn thành; năng lực, phẩm chất cuối năm phải loại tốt hoặc đạt; bài kiểm tra cuối năm các môn phải từ 5 điểm trở lên. Học sinh chưa hoàn thành chương trình được giáo viên hướng dẫn, đánh giá bổ sung cho đạt.

Khen thưởng rõ ràng

Việc khen thưởng cuối năm dành cho học sinh có kết quả học tập đạt Hoàn thành tốt; năng lực, phẩm chất đạt Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 9 điểm trở lên; học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về ít nhất một môn học hoặc ít nhất một năng lực, phẩm chất được giáo viên giới thiệu và tập thể lớp công nhận. Ngoài ra, học sinh có thành tích đột xuất trong năm học thì được khen thưởng đột xuất.

Thông tư 30 quy định bỏ chấm điểm thường xuyên học sinh tiểu học ra đời năm 2014. Thay vì dùng điểm số, giáo viên sẽ nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học. 

Nội dung đánh giá gồm: quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; sự hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh...

Ngay khi ban hành, văn bản này đã gặp sự phản đối mạnh mẽ của giáo viên và phụ huynh. Giáo viên cho rằng có quá nhiều sổ sách phải nhận xét, tạo thêm áp lực cho họ; phụ huynh thì không đánh giá được con mình học hành ra sao, tiến bộ thế nào bởi cách nhận xét chung chung của thầy cô.

Phương Hòa

Chuyên trang mang đến những thông tin giáo dục nóng nhất tại Việt Nam. Chúc các bạn một ngày tốt lành!
Read More